HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNG
Datetime: 30 04 2022

Cập nhật giá cao su hôm nay 30/4/2022, giá cao su kỳ hạn trên hai sàn giao dịch tiếp tục đi lên trong đó cao su trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 225 CNY, lên mức 12.660 CNY/tấn, tương đương 1,81%.

Giá cao su thế giới

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 30/4/2022, lúc 10h00, kỳ hạn tháng 9/2022, tăng mạnh lên mức 247,9 JPY/kg, tăng mạnh 1,8 yên, tương đương 0,73%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 225 CNY, lên mức 12.660 CNY/tấn, tương đương 1,81%.
Cập nhật giá cao su hôm nay 30/4/2022: Tăng mạnh trên sàn Thượng Hải

Cập nhật giá cao su hôm nay 30/4/2022: Tăng mạnh trên sàn Thượng Hải

Nhật Bản ghi nhận thâm hụt thương mại tháng thứ 8 liên tiếp trong tháng 3/2022 do giá năng lượng và hàng hoá tăng mạnh khiến tăng chi phí nhập khẩu.

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 các chủng loại RSS3, STR20, USS3 tại Thái Lan, SMR20 tại Malaysia đóng cửa phiên 19/4 có diễn biến giảm; SIR20 tại Indonesia không đổi. Mưa rào tại nhiều nơi ở Thái Lan đã hạn chế nguồn cung nguyên liệu thô.

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn SICOM Singapore giảm 1,4% chốt tại 172 US cent/kg.

Giá cao su tự nhiên tại các thị trường giao ngay chủ chốt của Kerala giảm do nhu cầu từ các nhà sản xuất lốp xe và người mua số lượng lớn vẫn yếu.

Các thương nhân cho biết, sự khan hiếm người cung trên thị trường đã tác động và kéo giá cao su đi xuống. Việc khai thác chậm lại ở Kerala do nhiệt độ tăng đã dẫn đến sự thiếu hụt sản lượng ở thời điểm hiện tại.

Ngành công nghiệp ôtô đang phải đối mặt với những thách thức khác nhau, bao gồm chi phí hàng hóa cao, thiếu chất bán dẫn, sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc và sự gián đoạn do chiến tranh Nga – Ukraine.

Doanh số bán ôtô nội địa của Ấn Độ trong năm tài chính 2021 – 2022 ở mức thấp nhất trong 10 năm qua, do nhu cầu xe hai bánh thấp và sản lượng xe chở khách hạn chế trong bối cảnh thiếu chất bán dẫn.

Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su thiên nhiên (ANRPC) cho biết, xu hướng chung vẫn tích cực do hầu hết các nước sản xuất cao su lớn đều đang bước vào thời điểm khai thác trái vụ.

Thị trường cao su tự nhiên vẫn khả quan trong năm nay

Cụ thể, sản lượng cao su tự nhiên trên thế giới năm 2022 dự kiến sẽ tăng 1,9% so với năm 2021, lên mức 14,107 triệu tấn; trong khi tiêu thụ dự kiến tăng 1,2% so với năm 2021, lên mức 14,232 triệu tấn.

Các yếu tố hỗ trợ cho giá cao su năm 2022 bao gồm: điều kiện thời tiết bất lợi có thể làm khan hiếm nguồn cung trong những tháng tới; tốc độ tăng trưởng doanh số bán ô tô khả quan ở các nền kinh tế lớn; nhu cầu găng tay cao su và quần áo bảo hộ cá nhân tăng.

Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức có thể ảnh hưởng đến nhu cầu cao su như: thiếu chất bán dẫn có thể ảnh hưởng đến sản xuất ô tô, giá dầu thô tăng cao, khủng hoảng địa chính trị, tình trạng thiếu container, chi phí vận tải cao và thông quan chậm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.

Theo Tổng cục Hải quan, trong quý 1 năm nay, xuất khẩu cao su Việt Nam đạt 406,8 nghìn tấn, trị giá 715,39 triệu USD, tăng 0,3% về lượng và tăng 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Hoài An

Theo: Thương hiệu & Sản phẩm

Datetime: 27 04 2022

Cập nhật giá cao su hôm nay 27/4/2022 ghi nhận giảm mạnh tại các sàn cao su trọng điểm của châu Á. Việt Nam trở thành nhà cung cấp cao su lớn nhất cho Ấn Độ.

Giá cao su thế giới

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 27/4/2022, lúc 10h00, kỳ hạn tháng 9/2022, giảm mạnh xuống mức 246,4 JPY/kg, giảm mạnh 4 yên, tương đương 1,60%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Thượng Hải giảm nhẹ 15 CNY, xuống mức 12.450 CNY/tấn, tương đương 0,12%.
 
Cập nhật giá cao su hôm nay 27/4/2022: Nối tiếp chuỗi ngày giảm mạnh
Giá cao su Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 tuần theo xu hướng chứng khoán Tokyo giảm và thị trường Thượng Hải suy yếu.

Chỉ số Nikkei của Nhật Bản đóng cửa giảm 1,9%, giảm mạnh nhất trong hơn 6 tuần.

Giá nguyên liệu thô ổn định bởi dự kiến rằng sẽ có mưa tại Thái Lan trong 10 ngày tới có thể ảnh hưởng tới sản lượng.

Việt Nam trở thành nhà cung cấp cao su lớn nhất cho Ấn Độ
Theo Bộ Thương mại Ấn Độ, trong 2 tháng đầu năm 2022, Ấn Độ nhập khẩu cao su từ Việt Nam đạt 26,16 ngàn tấn, trị giá 52,09 triệu USD, tăng 45,4% về lượng và tăng 59% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Cao su nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 13,2% trong tổng lượng cao su nhập khẩu của Ấn Độ, tăng mạnh so với mức 8,9% của cùng kỳ năm 2021. Với thị phần như trên, Việt Nam đang là thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Ấn Độ.

Năm 2021, Việt Nam là thị trường lớn thứ 3 về cung cấp cao su cho Ấn Độ (tính về lượng) sau Indonesia và Hàn Quốc.

Ở chủng loại cao su tự nhiên, Việt Nam cũng là thị trường cung cấp lớn nhất cho Ấn Độ trong 2 tháng đầu năm 2022 với 26,06 nghìn tấn, trị giá 51,89 triệu USD, tăng 46,9% về lượng và tăng 61,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ chiếm 26,9%, tăng mạnh so với mức 23,5% của cùng kỳ năm 2021.

Trong 2 tháng đầu năm nay, Ấn Độ nhập khẩu 198,28 nghìn tấn cao su, trị giá 424,35 triệu USD, giảm 1,9% về lượng, nhưng tăng 14,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Việt Nam, Mailaysia, Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Ấn Độ. Trừ Indonesia và Hàn Quốc thì nhập khẩu cao su từ các thị trường này đều tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, quý I/2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 28,76 nghìn tấn, trị giá 52,54 triệu USD, tăng 40,7% về lượng và tăng 41,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Hoài An

Theo: Thương hiệu & Sản phẩm

Datetime: 19 04 2022

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá cao su tại các sàn giao dịch châu Á trong đầu tháng 4/2022 biến động không đồng nhất khi giá tại Nhật Bản và Thái Lan tăng mạnh, còn giá tại Thượng Hải (Trung Quốc) giảm.

Thị trường cao su đầy biến động

Theo đánh giá của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), triển vọng thị trường cao su tự nhiên toàn cầu vẫn khả quan trong năm 2022.

Dự kiến trong năm 2022, sản lượng cao su tự nhiên trên thế giới sẽ đạt 14,107 triệu tấn, tăng 1,9% so với năm 2021. Mức độ tiêu thụ dự kiến tăng 1,2% so với năm 2021, đạt 14,232 triệu tấn.
Các yếu tố hỗ trợ cho giá cao su trong năm 2022 gồm: tốc độ tăng trưởng doanh số bán ô tô khả quan ở các nền kinh tế lớn; điều kiện thời tiết bất lợi có thể làm khan hiếm nguồn cung trong những tháng tới; nhu cầu găng tay cao su và quần áo bảo hộ cá nhân tăng.
Bên cạnh những yếu tố đó, giá cao su cũng gặp những thách thức gây ảnh hưởng đến nhu cầu cao su như: thiếu chất bán dẫn có thể ảnh hưởng đến sản xuất ô tô; giá dầu thô tăng cao, tình trạng thiếu container, khủng hoảng địa chính trị, chi phí vận tải cao và thông quan chậm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.

Từ đầu tháng 4/2022 đến nay, mức giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có biến động. Cụ thể, tại tỉnh Bình Phức, mức giá mủ cao su nguyên liệu vẫn được thu mua ở mức 330 – 340 đồng/độ mủ (do Công ty cao su Phú Riềng thu mua);

Tại tỉnh Gia Lai, mủ cao su được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 310-320 đồng/độ TSC, ổn định so với cuối tháng 3/2022; tại tỉnh Bình Dương, Công ty cao su Phước Hòa thu mua mủ cao su nguyên liệu với mức giá dao động từ 348 – 350 đồng/độ TSC.

Theo Tổng cục Hải quan, trong quý I/2022, xuất khẩu cao su Việt Nam đạt 406.800 tấn, trị giá 715,39 triệu USD, tăng 0,3% về lượng và tăng 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Minh Thúy

Theo: Thương hiệu & Sản phẩm