THỊ TRƯỜNG – GIÁ CẢ:
Giá cao su thiên nhiên trong tuần từ ngày 13/3 đến 17/3/2017
Dự kiến vào tháng 7/2017, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) sẽ phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO). Đây là thời điểm được đánh giá là thuận lợi khi giá cao su đang phục hồi mạnh mẽ.
Cho biết một số thông tin liên quan đến những kế hoạch, hoạt động của Tập đoàn trong thời gian tới, ông Trần Ngọc Thuận, Tổng Giám đốc VRG, cho biết hiện Tập đoàn đang xác định giá trị doanh nghiệp và lựa chọn những cổ đông chiến lược để hoạt động tốt hơn sau cổ phần hóa.
Theo ông Thuận, thời gian qua, những công ty có vốn Nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa thường chọn một vài cổ đông chiến lược. Thông thường, những công ty này không giới hạn đó là nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài, miễn là có năng lực tài chính, có lợi nhuận ròng dương trong một số năm trở lại và phải chứng minh được nguồn vốn có giá trị tối thiểu bằng giá trị cổ phần đăng ký mua…
Tuy nhiên, với VRG lại có những đặc thù. Cụ thể, việc xác định giá trị doanh nghiệp không dễ dàng vì quỹ đất rất lớn, phân bố khắp mọi miền đất nước và ở cả nước ngoài (VRG đang quản lý 420.000 ha cao su, với 300.000 ha trong nước, 120.000 ha ở Lào và Campuchia). Vì vậy, việc xác định đúng giá trị vườn cây là một thách thức.
Mặc dù chưa xác định được mức giá IPO lần đầu, ông Thuận cho hay nhờ giá cao su đang phục hồi, nên giá cổ phiếu chắc chắn sẽ cao hơn so với thời điểm hai năm trước.
Việc giá cao su tăng liên tục trong nhiều tuần qua đã giúp cho giá cổ phiếu của những công ty trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là những đơn vị liên quan đến cây cao su tăng mạnh. Ông Thuận dẫn chứng giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã cổ phiếu HAG) cũng đang ở mức trên 10.000 đồng/cổ phần, tăng gần 2 lần so với thời điểm đầu năm nay.
Vì thế, việc VRG chọn IPO trong tháng 7 được các chuyên gia cho là thuận lợi do được hậu thuẫn bởi giá cao su đang có dấu hiệu phục hồi.
Tuy nhiên, ngoài lợi thế có thể bán được giá cao và được nhiều nhà đầu tư đang quan tâm, một số hoạt động liên quan đến VRG sẽ có những điều chỉnh nhất định. Cụ thể, sau khi cổ phần hóa, hoạt động của một số đơn vị trong Tập đoàn sẽ phải chuyển sang chủ động về tài chính, như Tạp chí Cao su Việt Nam, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, Trung tâm Y tế Cao su, Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su…
Sẽ đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao
Cũng theo ông Thuận, Tập đoàn hiện đang hoạt động chủ yếu ở 4 lĩnh vực là trồng cao su, công nghiệp cao su, sản xuất gỗ cao su và đầu tư hạ tầng. Tuy nhiên, sau khi cổ phần hóa, VRG sẽ tập trung làm nông nghiệp công nghệ cao, tận dụng quỹ đất rất lớn của Tập đoàn.
Giải thích cho quyết định chuyển hướng phát triển sang ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, ông Thuận cho rằng, đó là bởi sự khích lệ từ người đứng đầu Chính phủ. Cụ thể, vào cuối tháng 12/2016, dự Hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định dành gói tín dụng khoảng 50.000 – 60.000 tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao với cơ chế vay thuận lợi, thông thoáng nhất. Tuy nhiên, Thủ tướng đã khẳng định cam kết này một cách mạnh mẽ hơn nữa, khi trong ngày làm việc đầu tiên sau Tết Nguyên đán, nhấn nút khởi động một dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nam, người đứng đầu Chính phủ đã yêu cầu nâng gói tín dụng này từ 60.000 tỷ đồng lên 100.000 tỷ đồng.
Tổng Giám đốc VRG khẳng định, chọn đúng thời điểm IPO khi giá cao su đang tăng, sau đó đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao sẽ là một bước đi đúng và kịp thời của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trong thời gian tới.
nguồn: http://baochinhphu.vn/Doanh-nghiep/Thoi-diem-thuan-loi-de-co-phan-hoa-Tap-doan-Caosu/301649.vgp, ngày 25/3/2017 (CN trích dẫn)
DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TRONG THÁNG:
A. THỊ TRƯỜNG CAO SU:
Biểu đồ cao su RSS3 kỳ hạn ( usd/ tấn) trên sàn giao dịch Tocom trong tháng 02/2017:
Biểu đồ cao su SMRL và SMR10 ( usd/ 100kg) trên sàn giao dịch Malaysia trong tháng 02/2017:
* Thế Giới:
Giá cao su trên thị trường thế giới tiếp tục giữ được mức giá tốt của tháng 1/2017 và tăng cho đến giữa tháng 2 thì có dấu hiệu giảm dần do hoạt động bán chốt lời cũng như lo ngại của các nhà đầu tư về việc Thái Lan sắp mở bán 98.000 tấn cao su trong kho dự trữ quốc gia và dự kiến bán thêm 125.000 tấn trong Quý I/2017. Giá giảm còn do áp lực đi xuống của giá cao su tương lai tại thị trường Thượng Hải và đồng Yên tăng giá so với USD dẫn đến làn sóng bán ra trên sàn TOCOM. Bên cạnh đó, các nhà phân tích tại Nhật Bản cho biết lượng cao su tồn kho cũng đang tăng lên tại Thượng Hải lẫn Thanh Đảo.
Giá cao su tính trung bình cả tháng 01/2017 trên thị trường Malaysia tăng 10% đối với SMRL và tăng 7% loại RSS3 trên thị trường Tocom so với tháng trước.
Những thông tin nổi bật trong tháng:
Các nhà đầu tư cho biết Trung Quốc là nguyên nhân chính đẩy nhu cầu cao su toàn cầu tăng do kỳ vọng ngành ô tô Trung Quốc lấy lại tốc độ tăng trưởng như trước đây, cùng với dự đoán những chính sách kích thích của tân Tổng thống M Donald Trump sẽ thúc đẩy kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng nhanh hơn.
Ngày 08/02/2017, đồng USD trên thị trường quốc tế tăng mạnh ngay sau khi quan chức Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) Patrick Harker cho rằng một quyết định tăng lãi suất sẽ được đưa ra trong cuộc họp Ủy ban thị trường mở của Fed trong tháng 3/2017. Fed vẫn sẽ thận trọng và theo sát sức khỏe nền kinh tế Hoa Kỳ để đưa ra các chính sách tiền tệ phù hợp, độc lập hoàn toàn so với chính quyền Tổng thống Donald Trump. Đến phiên ngày 10/02, đồng USD đã tăng hơn 1% so với Yên lên 113,59 JPY/USD.
Theo Bộ Thương mại Thái Lan, Chính phủ nước này vừa phê chuẩn các gói hỗ trợ nông dân trong những vùng gặp lũ, với tổng trị giá 35,43 tỷ Baht (1 tỷ USD). Những đợt mưa lớn bắt đầu từ tháng 12/2016 đã gây ra lũ lụt khắp miền Nam Thái Lan khiến sản lượng cao su trong năm 2017 giảm 7,6%.
Các nhà xuất khẩu cao su Thái Lan khẳng định có đủ cao su dự trữ để đảm bảo không xảy ra gián đoạn trong các đơn hàng đã lên lịch xuất khẩu, bất kể những trận lũ lớn diễn ra tại các vùng sản xuất chính của nước này.
* Trong nước:
Theo Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 2 năm 2017 đạt 99 nghìn tấn với giá trị đạt 211 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su hai tháng đầu năm ước đạt 193 nghìn tấn và 392 triệu USD, tăng 25,4% về khối lượng và tăng gấp 2,4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá cao su xuất khẩu bình quân tháng 1 năm 2017 đạt 1.922 USD/tấn, tăng 70,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Malaysia và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1 năm 2017, chiếm thị phần lần lượt 70%, 4,2% và 4,1% thị phần. Giá trị xuất khẩu cao su sang 3 thị trường này tăng lần lượt là: gấp 2,3 lần, 39% và 77,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Phòng KDXNK công ty