HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNG
Datetime: 06 01 2022

Xuất khẩu cao su Việt Nam trong năm 2021 ước đạt 1,97 triệu tấn, trị giá 3,3 tỷ USD, tăng 12,9% về lượng và tăng 39% về trị giá so với năm 2020. Năm 2022, Việt Nam đưa ra kế hoạch xuất khẩu 3,5 tỷ USD cho ngành cao su.

Xuất khẩu cao su Việt Nam sẽ đạt 3,5 tỷ USD trong năm 2022

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 12/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 270.000 tấn, trị giá 464 triệu USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 28,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Mức giá xuất khẩu bình quân trong tháng 12/2021 là 1.720 USD/tấn, tăng 1,6% so với tháng 11/2021 và tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu cao su Việt Nam trong năm 2021 ước đạt 1,97 triệu tấn, trị giá 3,3 tỷ USD, tăng 12,9% về lượng và tăng 39% về trị giá so với năm 2020.

Xuất khẩu cao su Việt Nam có tăng trưởng cao và ổn định trong năm 2021 là do các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà lan, Canada, … tăng nhập khẩu cao su của Việt Nam.

Trước tình hình dịch Covid-19 trong nước đang diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến việc khai thác, sản xuất cao su của các tỉnh sản xuất chính như Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương. Giá mủ cao su tiểu điền được thu mua trong tháng 12/2021 dao động từ 290 – 320 đồng/độ TSC, giảm 5 – 8 đồng/độ TSSD so với tháng 11/2021.

Hiện nay, giá cao su trên thị trường quốc tế đang chịu áp lực bới các yếu tố cung cầu và yếu tố tâm lý thị trường. Tuy nhiên, việc thế giới đang thiếu hụt lượng lớn cao su tự nhiên trong năm 2021, giá dầu tăng mạnh trở lại sẽ giúp cho giá cao su khởi sắc hơn, dự báo giá cao su sẽ tăng trở lại trong năm 2022.

Dự báo, giai đoạn năm 2022 – 2024, cao su thế giới có thể sẽ bước vào chu kỳ tăng giá mạnh do nguồn cung giảm dần, đây sẽ là cơ hội tốt cho xuất khẩu cao su Việt Nam.

Trước tình hình lạc quan của ngành cao su, các Bộ ngành đã đưa ra kế hoạch xuất khẩu 3,5 tỷ USD cho ngành cao su trong năm 2022. Nhiều dự báo cho biết, có thể trong quý I/2021 giá cao su sẽ đi ngang với mức giá 2,4 USD/kg và bật tăng lên mức 3,8 USD/kg vào nửa cuối năm 2022 sản lượng cao su toàn cầu giảm mạnh và nhu cầu tăng cao.

Quang Huy

Theo: Thương hiệu & Sản phẩm

Datetime: 30 12 2021

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 11/2021, Việt Nam xuất khẩu được 211.270 tấn cao su, trị giá 357,65 triệu USD, tăng 3,2% về lượng và tăng 5,4% về trị giá so với tháng 10/2021.

So với tháng 11/2020 giảm 2,4% về lượng, nhưng tăng 7,9% về trị giá. Lũy kế 11 tháng năm 2021, xuất khẩu cao su đạt 1,7 triệu tấn, trị giá 2,84 tỷ USD, tăng 11,9% về lượng và tăng 40,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Nguồn cung cao su toàn cầu vẫn bị thắt chặt phần lớn do các trận mưa lũ bất thường đã ảnh hưởng đến các vùng trồng cao su chính ở Ấn Độ, Thái Lan và Malaysia. Trong đó, Thái Lan và các vùng trồng cao su chính của Malaysia đã trải qua mùa mưa kéo dài do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina. Mặt khác, việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 như mở lại biên giới quốc tế của một số quốc gia và nối lại các hoạt động kinh tế hơn đã góp phần đáng kể vào hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam.

2021031707051728giacaosu227.jpg

Trong 10 ngày giữa tháng 12/2021, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước giảm theo xu hướng của thị trường thế giới, hiện giá mủ cao su tiểu điền được các doanh nghiệp thu mua dao động quanh mức 280 320 đồng/độ mủ.

Về giá xuất khẩu: Tháng 11/2021, giá cao su xuất khẩu bình quân ở mức 1.693 USD/tấn, tăng 2,1% so với tháng 10/2021 và tăng 10,6% so với tháng 11/2020.

Trung Quốc vẫn là thị trường đứng đầu về tiêu thụ cao su của Việt Nam trong tháng 11/2021, chiếm 75,4% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 159,24 nghìn tấn, trị giá 266,88 triệu USD, tăng 9,9% về lượng và tăng 12,9% về trị giá so với tháng 10/2021; so với tháng 11/2020 giảm 8,9% về lượng, nhưng tăng 0,3% về trị giá. Giá bình quân xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc ở mức 1.676 USD/ tấn, tăng 0,7% so với tháng 10/2021 và tăng 17,3% so với tháng 11/2020. Lũy kế 11 tháng năm 2021, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt 1,2 triệu tấn, trị giá 1,96 tỷ USD, tăng 1,7% về lượng và tăng 26,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Tháng 11/2021, mặc dù xuất khẩu cao su giảm nhẹ, nhưng lượng cao su xuất khẩu sang một số thị trường tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020, trong đó đáng chú ý như: Ấn Độ tăng 96,5%; Xri-Lan-ca tăng 309,6%; Nga tăng 437,2%; Băng-la-đét tăng 276,1%; Ca-na-đa tăng 67,8%…

Trong 10 ngày giữa tháng 12/2021, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước giảm theo xu hướng của thị trường thế giới, hiện giá mủ cao su tiểu điền được các doanh nghiệp thu mua dao động quanh mức 280 - 320 đồng/độ mủ. Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng thu mua ở mức 285-323 đồng/độ mủ, giảm 7 đồng/độ mủ so với 10 ngày trước đó. Tại Bình Dương giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa thu mua ở mức từ 316-320 đồng/độ mủ. Hiện dịch Covid-19 vẫn hết sức phức tạp tại các tỉnh trồng nhiều cây cao su như Bình Phước, Đồng Nai, Bình Phước, do đó đã ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất.

Datetime: 30 12 2021

Trong 11 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đạt 1,7 triệu tấn với giá trị 2,8 tỷ USD.

Xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đạt 1,7 triệu tấn

Xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đạt 1,7 triệu tấn

Mặc dù đang trong giai đoạn phục hồi và thực hiện “mục tiêu vụ kép”, ngành cao su Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng, gia tăng giá trị chuỗi sản phẩm và đang hướng đến sự phát triển bền vững ở toàn bộ chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu và nội địa về sản phẩm bền vững.

Cụ thể, trong 11 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đạt 1,7 triệu tấn với giá trị 2,8 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2020, lượng cao su xuất khẩu tăng 11,9% nhưng giá trị tăng đến 40,8%. Thông tin này được đưa ra tại Hội thảo “Sẵn sàng cho “bình thường mới” tiếp theo: Hướng đi tương lai cho ngành cao su” vừa diễn ra ngày 17/12 tại TP. Hồ Chí Minh.

Ông Trần Ngọc Thuận - Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) cho biết, cao su luôn nằm trong nhóm những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam. Hiện nay, sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam bình quân đạt 1,6 - 1,7 triệu tấn năm, kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng trong những năm qua đạt trên 2 tỷ USD.

Đặc biệt trong năm 2021, xuất khẩu cao su vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng bất chấp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Với vị trí thứ ba toàn cầu về giá trị xuất khẩu, cao su Việt Nam đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Đức, Hoa Kỳ và các thị trường mới nổi Nga, Đài Loan…

Nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu dự kiến sẽ thiếu hụt do ảnh hưởng bởi mùa mưa kéo dài ở một số nước châu Á cuối năm 2021. Trong khi triển vọng về nhu cầu cao su thiên nhiên có thể chịu rủi ro liên quan đến biến thể mới và khả năng tái bùng phát dịch Covid-19 trong mùa đông.

“Sản phẩm công nghiệp cao su: vỏ xe, găng tay… sản phẩm gỗ cao su một năm cung cấp 10 triệu m khối cho cả Việt Nam, đó là nguyên liệu rất tốt; rồi hạ tầng trên đất cao su, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư trên cơ sở phát triển của địa phương, và cuối cùng là liên kết ứng dụng công nghệ cao trên đất cao su. Tức là một phần diện tích cao su sẽ chuyển thành các mục tiêu, nhưng diện tích bên cạnh vẫn là cây cao su, đó là cây truyền thống và duy trì ngành cao su, để cân đối và kéo theo phát triển cao su tiểu điền”, ông Trần Ngọc Thuận cho hay.

Những thách thức chưa từng có tiền lệ vừa qua cũng đã tạo ra động lực thúc đẩy thực hiện các cam kết về phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu và những nỗ lực hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon, cũng như ứng dụng chuyển đổi số để tìm ra các giải pháp cho tình trạng tắc nghẽn cảng biển và gián đoạn sản xuất.

Xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đạt 1,7 triệu tấn

Để hướng đến sự phát triển bền vững ở toàn bộ chuỗi cung ứng, ngành cao su hậu Covid-19 cần đẩy mạnh liên kết chuỗi, ứng dụng khoa học công nghệ, tận dụng các nguồn lực sẵn có đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu và nội địa về sản phẩm.

Tại Hội thảo, bà Bùi Thị Thanh An - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, trong năm 2021 và những năm tiếp theo, tình hình thế giới, khu vực được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường như: Kinh tế tăng trưởng chậm; chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn; xu hướng tăng cường sử dụng hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước gia tăng; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra tác động mạnh mẽ trên nhiều phương diện, yêu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm bền vững…

Cùng với đó là việc tham gia các FTA thế hệ mới như: CPTPP, EVFTA với mức độ hội nhập sâu rộng và toàn diện nhất từ trước tới nay của Việt Nam. Trong trạng thái “bình thường mới” tiếp theo sau đại dịch, ngành cao su Việt Nam phải chấp nhận cạnh tranh và tuân thủ tiêu chuẩn thị trường trong cả 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Đây sẽ là hướng đi tương lai mà doanh nghiệp cao su cần có sự chuẩn bị sẵn sàng để thích ứng kịp thời và hiệu quả.

Xuất phát từ bối cảnh thực tiễn và chủ trương của Chính phủ Việt Nam, bà Bùi Thanh An cũng cho biết Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp thực hiện các giải pháp phát triển ngành cao su Việt Nam theo hướng chuỗi giá trị, tăng cường kết nối sản xuất với thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu, phát triển sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu theo hướng bền vững. Đặc biệt, trong thời gian qua hoạt động xúc tiến thương mại (XTTT) phát triển thị trường cho cao su thiên nhiên và sản phẩm cao su đã được chú trọng và đẩy mạnh.

Các chuyên gia tại hội thảo cũng cho rằng, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là một trong những khâu đột phá lớn, góp phần tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Bên cạnh đó, với chuỗi giá trị vốn phức tạp và khác biệt đối với từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ. Do đó, việc xây dựng sơ đồ chuỗi cung và trao đổi thông tin, số liệu để tháo gỡ các trở ngại về logistics cũng ngày càng trở nên cấp bách nhằm đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng cao su.

Với những xu hướng trên đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp trong ngành cao su Việt Nam cần phải thực hiện các quá trình chuyển đổi nhanh chóng hơn, nhằm thích ứng với tình hình mới. Qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như giảm chi phí nhờ sử dụng hiệu quả các nguồn lực, từ đó thâm nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.