HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNG
Datetime: 28 02 2020

Lý giải về tín hiệu này, Cục Xuất nhập khẩu cho hay, xuất khẩu cao su của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, nên bất kỳ sự biến động nào của thị trường này cũng tác động lớn tới thị trường trong nước.

Giá cao su tăng trở lại do ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc khôi phục sản xuất

Ảnh minh họa.

Theo báo cáo Nông lâm thuỷ sản của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, giá cao su đang có xu hướng tăng trở lại tại các thị trường chủ chốt do ngành sản xuất ô tô tại Trung Quốc phục hồi sản xuất trong khi nguồn cung cao su trên thị trường Trung Quốc lại đang vào mùa thấp điểm.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 15 ngày đầu tháng 02/2020, xuất khẩu cao su của cả nước đạt 42,69 nghìn tấn, trị giá 62,43 triệu USD, tăng 144,9% về lượng, và tăng 139,3% về trị giá so với 15 ngày trước đó; tăng 99,3% về lượng và tăng 124,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Giá xuất khẩu cao su 15 ngày đầu tháng 02/2020 bình quân ở mức 1.462 USD/tấn, giảm 2,3% so với 15 ngày trước đó, nhưng tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu cao su của Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc, nên bất kỳ sự biến động nào về nhu cầu cao su của thị trường này cũng tác động lớn tới ngành cao su Việt Nam.

Do đó, Cục Xuất nhập khẩu dự báo, trong quý 1/2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ giảm so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, do cây cao su đang bước vào mùa thấp điểm (từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm), sản lượng giảm nên rủi ro về xuất khẩu cũng được hạn chế phần nào.

Theo thống kê, trong quý I của năm 2018 và năm 2019, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 15% – 20% tổng lượng cao su xuất khẩu sang thị trường này cả năm.

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/02/2020, xuất khẩu cao su của cả nước đạt 132,62 nghìn tấn, trị giá 193,54 triệu USD, giảm 25,8% về lượng và giảm 15% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019; giá xuất khẩu bình quân ở mức 1.459 USD/tấn, tăng 14,5% so với mức giá xuất khẩu trung bình của cùng kỳ năm 2019.

Trong nửa cuối năm 2020, xuất khẩu cao su Việt Nam có thể phục hồi khi dịch Covid-19 được khống chế, các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có mặt hàng cao su nguyên liệu.

HẠ AN

Theo VietnamBiz

Datetime: 27 02 2020

Cục Xuất nhập khẩu dự báo, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi Covid-19 tại Trung Quốc khiến nhu cầu nhập khẩu cao su của nước này giảm.

Doanh nghiệp cao su gặp khó bởi dịch nCoV

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, từ đầu tháng 02/2020 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước ổn định so với trước Tết Nguyên đán. Hiện giá thu mua mủ nước tại vườn và nhà máy tại Công ty TNHH MTV Lộc Ninh đạt lần lượt 287 đ/độ TSC và 292 đ/độ TSC, giữ nguyên so với trước Tết Nguyên đán.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 1/2020 đạt 90,13 nghìn tấn, trị giá 131,4 triệu USD, giảm 54,8% về lượng và giảm 52,5% về trị giá so với tháng 12/2019, giảm 42,8% về lượng và giảm 34,4% về trị giá so với tháng 01/2019. Xuất khẩu cao su giảm là do trong tháng có thời gian ngừng giao dịch để nghỉ Tết Nguyên đán.

Giá xuất khẩu cao su bình quan trọng tháng 01/2020 đạt 1.458 USD/tấn, tăng 5,1% so với tháng 12/2019 và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong tháng 1/2020, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, đạt 66,57 nghìn tấn, trị giá 96,45 triệu USD, giảm 55% về lượng và giảm 57,7% về trị giá so với tháng 12/2019, giảm 36% về lượng và giảm 26,6% về trị giá so với tháng 01/2019, tỷ trọng xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 73,9% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam.

Trong tháng 1/2020, lượng cao su xuất khẩu sang tất cả các thị trường đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019 như Trung Quốc giảm 36%; Ấn Độ giảm 75,7%; Hàn Quốc giảm 48,6%; Mỹ giảm 44,7%…

Cục Xuất nhập khẩu dự báo, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi Covid-19 tại Trung Quốc khiến nhu cầu nhập khẩu cao su của nước này giảm. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su chủ yếu của Việt Nam, mặc dù các doanh nghiệp đã rất nỗ lực đa dạng hóa thị trường.

Trên thị trường thế giới, giá cao su sau khi giảm trong tuần đầu tháng 2/2020 do tác động của Covid-19, đã có xu hướng tăng trở lại kể từ khi Trung Quốc khôi phục lại hoạt động sản xuất từ ngày 10/02/2020, trong bối cảnh nguồn cung yếu do hạn hán tại Thái Lan và dịch bệnh trên cây cao su tại Indonesia và Malaysia.

Sự lây lan của Covid-19 ở Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng lớn đến ngành sản xuất ô tô, khiến nhu cầu lốp xe giảm. Tiêu thụ cao su tự nhiên của Trung Quốc chiếm 40% lượng tiêu thụ toàn cầu và chủ yếu được sử dụng cho ngành sản xuất lốp xe. Trong khi nhu cầu cao su cho ngành ô tô giảm, thì nhu cầu cao su cho ngành sản xuất găng tay cao su lại tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu cao trong đợt dịch, đặc biệt là nhu cầu từ Trung Quốc. Tập đoàn Sri-Trang Agro-Industry của Thái Lan và các nhà sản xuất găng tay cao su tại Malaysia đang tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu tại Trung Quốc. Nhu cầu găng tay cao su dự báo sẽ tăng khoảng 25% trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhu cầu cao su cho ngành sản xuất găng tay khó có thể bù đắp cho nhu cầu giảm từ ngành sản xuất lốp xe ô tô.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2019: Chăn nuôi và cao su là điểm sáng

Theo Nhịp sống kinh tế

Datetime: 26 02 2020

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan (TCHQ), xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 1/2020 sụt giảm mạnh 54,8% về lượng và giảm 52,3% về kim ngạch so với tháng 12/2019, đạt 90.130 tấn, tương đương 131,41 triệu USD; so với tháng 1/2019 cũng giảm 42,7% về lượng và giảm 34,2% về kim ngạch.

Giá xuất khẩu bình quân cao su của Việt Nam trong tháng 1/2020 tăng 5,1% so với tháng 12/2019, đạt 1.458 USD/tấn và tăng 14,7% so với tháng 1/2019

Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc thị trường hàng đầu trong tháng đầu năm nay giảm mạnh 55% về lượng và giảm 52,7% về kim ngạch so với tháng 12/2019 và cũng giảm 36% về lượng và giảm 26,7% về kim ngạch so với tháng 1/2019, đạt 66.576 tấn, tương đương 96,5 triệu USD, chiếm trên 73% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch cao su xuất khẩu của Việt Nam.

Sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là một số thị trường cũng đạt kim ngạch cao như: EU đạt 5.041 tấn, trị giá 7,16 triệu USD, giảm 58,4% về lượng và giảm 51,9% về kim ngạch so với tháng 1/2019. Xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 3.287 tấn, trị giá 5 triệu USD, giảm mạnh 75,7% về lượng và giảm 71,9% về kim ngạch; Hàn Quốc đạt 2.379 tấn, trị giá 3,78 triệu USD, giảm mạnh 48,6% về lượng và giảm 38,9% về kim ngạch.

Trong tháng đầu năm nay, xuất khẩu cao su sang hầu hết các thị trường bị sụt giảm sov ới tháng đầu năm 2019, chỉ có một vài thị trường tăng kim ngạch như: Pháp tăng 77,1% về lượng và tăng 95,7% về kim ngạch, đạt 464 tấn, tương đương 0,72 triệu USD; Achentina tăng 23,5% về lượng và tăng 41,5% về kim ngạch, đạt 100 tấn, tương đương 0,16 triệu USD; Pakistan giảm 5,1% về lượng nhưng tăng 10,3% về kim ngạch, đạt 242 tấn, tương đương 0,32 triệu USD.

Xuất khẩu cao su tháng 1/2020

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 12/2/2020 của TCHQ)

Thị trường Tháng 1/2020 So với năm tháng 1/2019 (%)  

Tỷ trọng (%)

Lượng

(tấn)

Trị giá (USD) Lượng Trị giá
Tổng cộng 90.130 131.407.664 -42,65 -34,22 100
Trung Quốc đại lục 66.576 96.495.012 -36,04 -26,69 73,43
Ấn Độ 3.287 4.998.694 -75,68 -71,89 3,8
Hàn Quốc 2.379 3.779.593 -48,55 -38,85 2,88
Đức 1.947 2.876.058 -56,35 -52 2,19
Mỹ 1.971 2.796.327 -44,68 -33,81 2,13
Thổ Nhĩ Kỳ 1.695 2.543.835 -32,36 -19,2 1,94
Đài Loan (TQ) 1.191 1.794.934 -36,14 -27,97 1,37
Indonesia 888 1.469.830 -53,73 -42,52 1,12
Italia 973 1.466.551 -37,59 -20,38 1,12
Nhật Bản 754 1.215.752 -28,19 -21,55 0,93
Sri Lanka 789 1.200.666     0,91
Brazil 726 920.865 -17,87 1 0,7
Tây Ban Nha 680 850.980 -58,76 -57,33 0,65
Malaysia 516 744.655 -83,86 -80,85 0,57
Pháp 464 716.307 77,1 95,7 0,55
Hà Lan 547 667.352 -75,53 -72,27 0,51
Canada 282 427.804 -39,09 -29,2 0,33
Bangladesh 220 352.550     0,27
Pakistan 242 322.599 -5,1 10,29 0,25
Phần Lan 202 313.992 -16,53 -8,75 0,24
Nga 125 192.142 -75,73 -71,58 0,15
Bỉ 167 160.644 -79,81 -78,85 0,12
Achentina 100 158.467 23,46 41,5 0,12
Anh 61 105.863 -66,3 -57,1 0,08
Pê Ru 60 100.200     0,08
Hồng Kông (TQ) 40 56.720 -80 -78,26 0,04
Mexico 36 52.389 -89,44 -86,93 0,04

 

Nguồn: VITIC