Giá cao su hôm nay 18/2 trên hai sàn châu Á chưa có nhiều thay đổi, mức tăng khả quan vẫn giữ trên sàn TOCOM, sàn SHFE vẫn đóng băng.
Cụ thể, trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo TOCOM, hợp đồng kỳ hạn tháng 2/2020 hôm nay vẫn giảm so với phiên giao dịch hôm qua. Mở cửa ở mức 157,6 JPY/kg, giá khớp hiện tại ở mức 156 JPY/kg, giảm mạnh 1,02% tương đương 1,6 JPY/kg, mức giá cao nhất sáng nay lên mức 158 JPY/kg.
Các kỳ hạn khác đã phục hồi khả quan, giá cao su kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn TOCOM hôm nay tăng, giá thấp nhất ở mức 173,4 JPY/kg, cao nhất lên ở mức 176,9 JPY/kg, giá khớp hiện tại đứng ở mức 175,8 JPY/kg, tăng 0,69% tương đương 1,2 JPY/kg.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 4/2020 tăng, mở cửa ở mức 181 JPY/kg, giá khớp hiện tại ở mức 182 JPY/kg, tăng 0,55% tương đương 1 JPY/kg, mức giá cao nhất hôm nay đạt mức 183,5 JPY/kg.
Kỳ hạn cao su tháng 5/2020 hôm nay tiếp tục tăng, giá khớp hiện tại đang ở mức 185,1 JPY/kg, tăng nhẹ 1,5 JPY/kg tương đương 0,82%, giá thấp nhất xuống mức 183,6 JPY/kg.
Trong phiên giao dịch sáng nay (18/2), giá cao su tại sàn giao dịch tương lai SHFE Thượng Hải vẫn đang trì trệ. Kỳ hạn tháng 3/2020 đứng giá, mức cao nhất đạt 11.435 CNY/tấn, thấp nhất 11.435 CNY/tấn, giá khớp hiện tại đang ở mức 11.435 CNY/tấn, giảm 0,7% tương đương 80 CNY/tấn so với hôm 15/2.
Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2020 đứng im, mở cửa ở mức 11.535 CNY/tấn, giá khớp cuối phiên về mức 11.570 CNY/tấn, giá cao nhất trong phiên giao dịch buổi sáng đạt 11.585 CNY/tấn, giảm 1,18% tương đương 20 CNY/tấn so với hôm 15/2.
Giao dịch kỳ hạn tháng 6/2020 hôm nay tăng, mở cửa ở mức 11.760 CNY/tấn, mức cao nhất đạt 11.830 CNY/tấn, giá khớp cuối phiên về mức 11.745 CNY/tấn, tăng 0,389% tương đương 45 CNY/tấn so với hôm qua 17/2.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 5/2020 tăng, giá mở cửa ở mức 11.650 CNY/tấn, giá khớp cuối phiên lên mức 11.660 CNY/tấn, giao dịch cao nhất đạt 11.730 CNY/tấn, tăng 0,65% tương đương 75 CNY/tấn so với hôm qua (số liệu cập nhật vào lúc 8h30 ngày 18/2/2020).
Tại thị trường trong nước, giá cao su giao tháng 2/2020 ghi nhận SVR (F.O.B) dao động trong khoảng 30.593 – 43.455 đồng/kg, tăng khoảng từ 100 – 150 đồng/kg so với phiên gần nhất. Giá cao su SVR CV hôm nay đạt mức 43.455,07 đồng/kg, đây đang là mức giá cao nhất đối với chất lượng mủ SVR (F.O.B).
Giá mủ SVR 20 đang có mức thấp nhất 30.593,63 đồng/kg, SVR L hôm nay đạt 42.905,15 đồng/kg, SVR GP đạt 31.098,66 đồng/kg, mủ SVR 10 đạt 30.705,85 đồng/kg.
Theo Cung Cầu
Giá cao su trên thị trường châu Á trong tháng 1/2020 biến động trái chiều. Một trong những nguyên nhân là virus corona mới đang bùng phát tại Trung Quốc.
Số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong tháng 1/2020, giá cao su trên thị trường thế giới biến động không đồng nhất so với cuối tháng 12/2019 khi tăng mạnh tại Thái Lan tăng mạnh, trong khi tại Tokyo và Thượng Hải giảm mạnh.
Cụ thể tại, Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), tháng 1/2020, giá cao su có xu hướng tăng trong 20 ngày đầu tháng, sau đó quay đầu giảm mạnh. Ngày 31/1 giá cao su giao kì hạn tháng 3/2020 giao dịch ở mức 173,8 yen/kg, tương đương 1,59 USD/kg, giảm 7,3% so với cuối tháng 12/2019.
Diễn biến giá cao su giao kì hạn tháng 3/2020 tại sàn Tocom trong tháng 01/2020 (ĐVT: Yên/kg). Nguồn: Tocom.or.jp
Tại Thượng Hải, giá cao su giao kì hạn tháng 3/2020 ngày 31/1 giao dịch ở mức 12.060 NDT/tấn, tương đương 1,74 USD/kg, giảm gần 7% so với cuối tháng 12/2019
Tại Thái Lan, tháng 1/2020, giá cao su RSS3 có xu hướng tăng so với tháng 12/2019. Ngày 31/1/2020 giá cao su RSS3 chào bán ở mức 53,2 Baht/kg, tương đường 1,71 USD/kg, tăng 9% so với cuối tháng 12/2019.
Giá cao su giảm mạnh sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán do dịch cúm corona làm dấy lên nỗi lo kinh tế Trung Quốc suy giảm, ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu cao su của quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế giới này.
Trước đó, Hãng tư vấn AlixPartners của Mỹ ước tính, trong giai đoạn 2019 – 2026, thị trường ô tô toàn cầu sẽ tăng trưởng trung bình 1,6%/năm. Mặc dù lượng ô tô mới bán ra đang giảm, nhưng nhu cầu đối với cao su tự nhiên cho ngành sản xuất lốp xe sẽ tăng trong trung và dài hạn.
Trong Báo cáo triển vọng ngành Cao su, Tập đoàn International Rubber Study Group (IRSG) dự báo nhu cầu cao su thế giới năm 2020 sẽ tăng khoảng 2,6% so với năm 2019. Trong đó, nhu cầu của ngành sản xuất lốp ô tô sẽ tăng khoảng 1,5% trong năm 2020, trong khi nhu cầu từ các ngành khác dự kiến tăng 4,3%.
IRSG dự tính nhu cầu cao su toàn cầu năm 2019 giảm còn 28,7 triệu tấn, nhưng kì vọng sẽ tăng lên 29,5 triệu tấn trong năm 2020 và tăng lên 30,3 triệu tấn trong năm 2026.
Trong đó, nhu cầu toàn cầu đối với cao su tự nhiên năm 2019 tăng khoảng 0,1% so với năm 2018, đạt khoảng 13,8 triệu tấn và sẽ tăng 1,9% trong năm 2020, nhu cầu cao su tổng hợp năm 2019 giảm khoảng 2,8%, đạt khoảng 15 triệu tấn và sẽ tăng khoảng 3,4% trong năm 2020.
Tại Thái Lan, theo Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan, diện tích cao su của Thái Lan năm 2019 ước tính đạt 20 triệu rai, tương đương 3,2 triệu ha, tăng 3 triệu rai, tương đương tăng 0,48 triệu ha so với năm 2018.
Dù bệnh nấm vẫn hoành hành, song sức cầu giảm khiến cao su Thái Lan dư cung. Mức giá thấp buộc Chính phủ phải đưa ra gói trợ cấp 24 triệu Baht cho người nông dân trồng cao su.
Theo đó, Chính phủ đảm bảo mức giá 60 baht/kg, bằng cách trả cho người nông dân phần chênh lệch so với mức giá hiện tại họ bán cho Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan.
Tại Bờ Biển Ngà, theo Hiệp hội Cao su tự nhiên của Bờ Biển Ngà (APROMAC), sản lượng cao su năm 2019 của nước này tăng 25%, lên 780.000 tấn và được kì vọng sẽ đạt 850.000 tấn trong năm 2020, do các vùng nguyên liệu trồng mới bắt đầu đi vào khai thác.
Bờ Biển Ngà là nước xuất khẩu cao su hàng đầu châu Phi và là nước sản xuất lớn thứ 7 thế giới.
Như Huỳnh
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Giá cao su trên thị trường châu Á trong tháng 1/2020 biến động trái chiều. Một trong những nguyên nhân là virus corona mới đang bùng phát tại Trung Quốc.
Số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong tháng 1/2020, giá cao su trên thị trường thế giới biến động không đồng nhất so với cuối tháng 12/2019 khi tăng mạnh tại Thái Lan tăng mạnh, trong khi tại Tokyo và Thượng Hải giảm mạnh.
Cụ thể tại, Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), tháng 1/2020, giá cao su có xu hướng tăng trong 20 ngày đầu tháng, sau đó quay đầu giảm mạnh. Ngày 31/1 giá cao su giao kì hạn tháng 3/2020 giao dịch ở mức 173,8 yen/kg, tương đương 1,59 USD/kg, giảm 7,3% so với cuối tháng 12/2019.
Diễn biến giá cao su giao kì hạn tháng 3/2020 tại sàn Tocom trong tháng 01/2020 (ĐVT: Yên/kg). Nguồn: Tocom.or.jp
Tại Thượng Hải, giá cao su giao kì hạn tháng 3/2020 ngày 31/1 giao dịch ở mức 12.060 NDT/tấn, tương đương 1,74 USD/kg, giảm gần 7% so với cuối tháng 12/2019
Tại Thái Lan, tháng 1/2020, giá cao su RSS3 có xu hướng tăng so với tháng 12/2019. Ngày 31/1/2020 giá cao su RSS3 chào bán ở mức 53,2 Baht/kg, tương đường 1,71 USD/kg, tăng 9% so với cuối tháng 12/2019.
Giá cao su giảm mạnh sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán do dịch cúm corona làm dấy lên nỗi lo kinh tế Trung Quốc suy giảm, ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu cao su của quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế giới này.
Trước đó, Hãng tư vấn AlixPartners của Mỹ ước tính, trong giai đoạn 2019 – 2026, thị trường ô tô toàn cầu sẽ tăng trưởng trung bình 1,6%/năm. Mặc dù lượng ô tô mới bán ra đang giảm, nhưng nhu cầu đối với cao su tự nhiên cho ngành sản xuất lốp xe sẽ tăng trong trung và dài hạn.
Trong Báo cáo triển vọng ngành Cao su, Tập đoàn International Rubber Study Group (IRSG) dự báo nhu cầu cao su thế giới năm 2020 sẽ tăng khoảng 2,6% so với năm 2019. Trong đó, nhu cầu của ngành sản xuất lốp ô tô sẽ tăng khoảng 1,5% trong năm 2020, trong khi nhu cầu từ các ngành khác dự kiến tăng 4,3%.
IRSG dự tính nhu cầu cao su toàn cầu năm 2019 giảm còn 28,7 triệu tấn, nhưng kì vọng sẽ tăng lên 29,5 triệu tấn trong năm 2020 và tăng lên 30,3 triệu tấn trong năm 2026.
Trong đó, nhu cầu toàn cầu đối với cao su tự nhiên năm 2019 tăng khoảng 0,1% so với năm 2018, đạt khoảng 13,8 triệu tấn và sẽ tăng 1,9% trong năm 2020, nhu cầu cao su tổng hợp năm 2019 giảm khoảng 2,8%, đạt khoảng 15 triệu tấn và sẽ tăng khoảng 3,4% trong năm 2020.
Tại Thái Lan, theo Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan, diện tích cao su của Thái Lan năm 2019 ước tính đạt 20 triệu rai, tương đương 3,2 triệu ha, tăng 3 triệu rai, tương đương tăng 0,48 triệu ha so với năm 2018.
Dù bệnh nấm vẫn hoành hành, song sức cầu giảm khiến cao su Thái Lan dư cung. Mức giá thấp buộc Chính phủ phải đưa ra gói trợ cấp 24 triệu Baht cho người nông dân trồng cao su.
Theo đó, Chính phủ đảm bảo mức giá 60 baht/kg, bằng cách trả cho người nông dân phần chênh lệch so với mức giá hiện tại họ bán cho Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan.
Tại Bờ Biển Ngà, theo Hiệp hội Cao su tự nhiên của Bờ Biển Ngà (APROMAC), sản lượng cao su năm 2019 của nước này tăng 25%, lên 780.000 tấn và được kì vọng sẽ đạt 850.000 tấn trong năm 2020, do các vùng nguyên liệu trồng mới bắt đầu đi vào khai thác.
Bờ Biển Ngà là nước xuất khẩu cao su hàng đầu châu Phi và là nước sản xuất lớn thứ 7 thế giới.
Như Huỳnh
Theo Kinh tế & Tiêu dùng