HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNG
Datetime: 02 09 2019

Sau khi liên tiếp tăng từ giữa tháng 4/2019 đến giữa tháng 6/2019, giá cao su thế giới quay đầu giảm không ngừng từ đó tới nay.

Hiện hợp đồng giao dịch trên sàn Tokyo (tham chiếu cho toàn Châu Á) ở mức giá khoảng 160 yen/kg, giảm 10% trong một tuần qua và giảm 31% trong vòng một tháng qua. Mức giá hiện tại thấp hơn khoảng 2% so với lúc bước vào năm 2019.

Có 2 nguyên nhân chính khiến giá cao su giảm ở thời điểm hiện tại.

Thứ nhất là lo ngại 3 nước xuất khẩu cao su chủ chốt là Malaysia, Indonesia và Thái Lan có thể gia tăng xuất khẩu sau khi kết thúc giai đoạn kiềm chế xuất khẩu.

Theo thỏa thuận của Ủy bao Cao su Ba bên (ITRC), 2 nước sản xuất cao su Indonesia và Malaysia bắt đầu kiềm chế xuất khẩu cao su từ 1/4/2019 và kéo dài trong vòng 4 tháng, tức là chấm dứt từ 31/7/2019. Riêng Thái Lan bắt đầu hạn chế xuất khẩu muộn hơn, từ 20/5/2019, nên thời gian kiềm chế sẽ còn kéo dài khoảng một tháng nữa.

Thứ hai, căng thẳng trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung gia tăng khi mới đây Trung Quốc quyết định áp thuế lên 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ còn Mỹ thì tăng thuế đối với 550 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đã làm cho giới đầu tư hết sức lo ngại về hậu quả của cuộc chiến này. Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ kéo kinh tế của không chỉ 2 quốc gia này mà toàn thế giới suy yếu, đồng nghĩa với nhu cầu hàng hóa, trong đó có các sản phẩm cao su, sụt giảm theo.

Thị trường cao su thế giới đang chịu tác động từ yếu tố tâm lý hơn là yếu tố cung – cầu. Thực vậy, những thông tin mới nhất đều cho thấy sản lượng cao su thiên nhiên của những quốc gia sản xuất và xuất khẩu chủ chốt mặt hàng này đều đang giảm chứ không phải tăng.

Tại Malaysia, sản lượng cao su thiên nhiên tháng 6/2019 giảm 16,9% so với tháng trước đó, xuống 36.957 tấn, so với 44.479 tấn tháng 5/2019 và cũng giảm 10,7% so với tháng 6/2018. Cơ quan thống kê Malaysia cho biết, xuất khẩu cao su của nước này tháng 6/2019 giảm 4,1% so với tháng trước đó, chỉ đạt 54.547 tấn.

Trong khi đó tại Indonesia, sản lượng cao su trong năm 2019 dự báo sẽ giảm 15% so với mức 3,76 triệu tấn của năm 2018 do dịch bệnh trên cây cao su. Lãnh đạo ngành nông nghiệp nước này cho biết, khoảng 381.900 ha cao su đã bị nấm bệnh tấn công.

Đặc biệt, tại Thái Lan, Bộ trưởng Nông nghiệp Chalermchai Sri-on mới đây cho biết, sản lượng cao su thiên nhiên của nước này năm 2019 sẽ giảm ít nhất 30% do thiếu nhân lực lao động và hạn hán khiến nhiều diện tích cao su bị chết khô, nhất là ở khu vực Đông Bắc nước này.

Triển vọng thị trường cao su thiên nhiên trong thời gian tới dự báo sẽ vẫn khó khăn. Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường đang bước vào chu kỳ giảm.

Nhà nghiên cứu cấp cao Maria Gyftopoulou của công ty LMC Tyre & Rubber Ltd. thuộc hãng tư vấn LMC International có trụ sở tại vương quốc Anh cho biết, có nhiều yếu tố tác động thời giá cao su, nhưng về cơ bản vẫn do cung – cầu. Bởi cây cao su từ khi trồng đến lúc thu hoạch mất 7 năm nên yếu tố nguồn cung không phải bắt nguồn từ một vài tháng mà từ hàng thập kỷ.

Năm 2018, sản lượng cao su toàn cầu đạt gần 14 triệu tấn – sát mức cao kỷ lục – mặc dù giá thấp từ trước đó. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc giá cao su thiên nhiên cao kỷ lục từ năm 2011 dẫn đến việc nhiều diện tích cao su được trồng bổ sung ở thời điểm đó.

Yếu tố nhu cầu cũng không thuận lợi như những năm trước. Khoảng 85% nhu cầu cao su thiên nhiên đến từ ngành sản xuất lốp xe. Như vậy, giá cao su thiên nhiên chắc chắn biến động cùng chiều với ngành sản xuất lốp xe. Trước năm 2010, nhu cầu cao su toàn cầu tăng trưởng trung bình 5% mỗi năm, nhưng gần đây chậm lại đáng kể, do ngành lốp xe tăng chậm dần. Tăng trưởng sản xuất lốp xe thế giới phụ thuộc chủ yếu vào những thị trường mới nổi như Trugn Quốc, Ấn Độ. Đó là lý do khiến nhập khẩu cao su thiên nhiên vào Trung Quốc tăng đáng kể trong giai đoạn 2004 -2018, vượt xa mức tăng nhập khẩu vào các quốc gia Đông Nam Á, Mỹ hay Châu Âu.

Ngoài ra, khả năng thay thế giữa cao su thiên nhiên (NR) và cao su tổng hợp (SBR – Styrene butadiene rubber) cũng là yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến giá cũng như nhu cầu của 2 vật liệu này. Khi giá NR cao kỷ lục vào năm 2011, chênh lệch giá NR và SBR rất lớn, khiến các nhà sản xuất lốp xe chuyển mạnh sang sử dụng SBR. Tuy nhiên, nghiên cứu của LMC cho thấy sự thay thế cũng phụ thuộc vào thị trường và các ứng dụng của cao su chứ không chỉ phụ thuộc vào giá. Chẳng hạn như Nhật Bản có mức độ thay thế thấp, ngay cả khi mức chênh lệch giá giữa 2 loại cao su lên rất cao. Trong khi đó tại Trung Quốc thì tỷ lệ thay thế lại rất cao. Chẳng hạn như năm 2014, tiêu thụ cao su SBR ở Trung Quốc giảm mạnh do giá loại này trở nên đắt hơn so với NR.

Nhìn chung, mức dư cung cao su thiên nhiên đã giảm đáng kể trong năm 2018 và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm 2019 do giá thấp. Tuy nhiên, thị trường vẫn trong tình trạng dư thừa, và sự cân bằng cung – cầu thiếu bền vững bởi theo nghiên cứu của LMC thì “Diện tích cao su trên thực tế không giảm sút, mà chỉ là các nước trồng cao su giảm tần suất khai thác mà thôi”.

Nguồn: Reuters, CafeF/ Trí thức trẻ

Datetime: 30 08 2019

Giá nhiều mặt hàng quan trọng tăng trong phiên vừa qua do tác động bởi yếu tố cơ bản, giữa bối cảnh chưa có thông tin mới nào về cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung.

Dầu thô tăng gần 2% do tồn trữ của Mỹ giảm sâu

Giá dầu tăng gần 2% trong phiên giao dịch vừa qua sau khi tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh làm dịu bớt lo ngại nhu cầu dầu trên toàn cầu suy yếu do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.

Kết thúc phiên, dầu Brent tăng 98 US cent tương đương 1,7% lên 60,49 USD/thùng, trong khi dầu Tây Texas (Mỹ) tăng 85 US cent tương đương 1,6% lên 55,78 USD/thùng.

Số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn trữ dầu thô của Mỹ tuần qua giảm 10 triệu thùng, trong khi các nhà phân tích dự báo là chỉ giảm 2,1 triệu thùng. Tồn trữ xăng của nước này cũng giảm 2,1 triệu thùng, nhiều gấp gần 3 lần mức 388.000 thùng mà các nhà phân tích dự báo. Như vậy, tồn trữ dầu thô của nước này đã giảm khoảng 1/5 từ mức cao nhất năm 2019 đạt tới vào tháng 4/2019.

Morgan Stanley ngày hôm qua đã hạ dự báo về giá dầu Brent từ nay tới cuối năm xuống còn khoảng 60 USD/thùng, từ mức 65 USD đưa ra trước đây, và dầu WTI từ 58 USD xuống 55 USD/thùng, do kém lạc quan về tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay và năm tới.

Vàng giảm do USD tăng và nhà đầu tư bán chốt lãi

Giá vàng giảm trong phiên vừa qua do USD mạnh lên khi các nhà đầu tư tranh thủ bán chốt lời sau khi giá tăng hơn 1% ở phiên trước. Tuy nhiên, sự thiếu chắc chắn về kết quả cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung cũng như về kinh tế toàn cầu giữ cho mặt hàng này ở mức cao kỷ lục nhiều năm.

Kết thúc phiên giao dịch, vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.541,2 USD/ounce, phiên liền trước có lúc đạt 1.554,56 USD, cao nhất kể từ tháng 4/2013. Vàng kỳ hạn tháng 9/2019 từ 1541,4 USD còn 1538,8 USD/ounce, trong khi kỳ hạn tháng 12/2019 giảm 0,2% còn 1.549,1 USD/ounce.

Đồng USD tăng 0,2% so với rổ các đồng tiền chủ chốt khiến vàng trở nên kém hấp dẫn để những nhà đầu tư nắm giữ những đồng tiền khác mua vào.

Tuy nhiên, đường còn lãi suất Mỹ đảo ngược và nới rộng khoảng cách báo hiệu về khả năng sẽ xảy ra một cuộc suy thoái và cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung chưa thấy hồi kết khiến vàng vẫn đang là điểm “trú ẩn an toàn” cho nhiều nhà đầu tư.

Bạc cao nhất 16 tháng

Giá bạc nhìn chung tiếp tục diễn biến sát với xu hướng giá vàng từ đầu năm tới nay. Phiên vừa qua, bạc giao nay tăng 1,2% lên 18,38 USD/ounce, mức cao nhất kể từ tháng 4/2017. Các nhà phân tích của Commerzbank cho biết: “Hiện không có nhiều cơ sở cho thấy nhu cầu vàng và bạc sẽ giảm xuống”.

Thị trường ngày 29/8: Giá dầu tiếp tục tăng mạnh, bạc cao nhất 16 tháng - Ảnh 1.

Ngô, đậu tương tăng từ mức thấp nhất nhiều tháng

Giá ngô và đậu tương trên thị trường Chicago tăng trong phiên vừa qua do thiếu chắc chắn về quy mô vụ thu hoạch mùa Thu cũng như lo ngại rằng giá đã giảm quá sâu.

Sau khi ngô chạm mức thấp nhất hơn 3 tháng và đậu tương thấp nhất hơn 2 tháng lúc đầu phiên, giá ngô đã đảo chiều tăng và khép phiên cộng thêm 1,5% lên 3,71 USD/bushel, trong khi đậu tương tăng 0,7% lên 8,65-3/4 USD/bushel.

Đường hồi phục từ mức thấp nhất 11 tháng

Giá đường thô trên sàn New York đầu phiên vừa qua đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 10/2018, là 11,09 US cent/lb, sau đó đảo chiều đi lên nhờ giá năng lượng tăng và đồng real mạnh lên.

Đường thô kỳ hạn tháng 10/2019 tăng 0,13 US cent tương đương 1,2% vào lúc đóng cửa, lên 11,37 US cent/lb, trong khi đường trắng cùng kỳ hạn trên sàn London cũng tăng 3,10 USD tương đương 1% lên 309,20 USD/tấn.

Tuy nhiên, nguồn cung từ Ấn Độ sắp tới có thể tăng lên và gây áp lực lên giá. Ấn Độ vừa thông báo sẽ trợ cấp 10.448 rupee (146,14 USD)/tấn đường xuất khẩu trong nỗ lực bán 6 triệu tấn đường ra nước ngoài. Như vậy, Ấn Độ vẫn trợ cấp đường bất chấp một số nước sản xuất khác như Brazil và Australia kiện lên WTO.

Cao su giảm

Giá cao su trên thị trường Tokyo giảm vào cuối phiên vừa qua do các nhà đầu tư bán kiếm lời sau khi giá tăng lúc đầu phiên và đồng JPY mạnh lên so với USD.

Kết thúc phiên giao dịch, cao su kỳ hạn tháng 2/2019 trên sàn TOCOM giảm 1,6 JPY tương đương 0,1% xuống 162,2 JPY (1,54 USD)/kg; đầu phiên có lúc đạt mức cao 167,4 JPY.

Trên sàn Thượng Hải, hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2020 tăng 155 CNY lên 11.680 CNY (1.647 USD)/tấn.

Một số nhà đầu tư cho rằng giá ở Thượng Hải đã chạm đáy và bắt đầu hồi phục do các chương trình kích thích của Chính phủ Trung Quốc, trong đó có việc khuyến khích người dân mua ô tô.

Cụ thể, Trung Quốc ngày 27/8/2019 đã thông báo các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng, trong đó có việc có thể xóa bỏ những hạn chế trong việc mua ô tô, giữa bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang bấp bênh do cuộc chiến thương mại với Mỹ ngày càng căng thẳng.

Cà phê tăng, cacao giảm

Giá cà phê arabica trên sàn New York tăng 0,4 US cent tương đương 0,4% trong phiên vừa qua, lên 97,55 US cent /lb, do thời tiết chuyển xấu ở Brazil, mặc dù nguồn cung từ nước này hiện tại vẫn đang dồi dào. Robusta trên sàn London cũng theo xu hướng tăng, thêm 12 USD tương đương 0,9% lên 1.351 USD/tấn vào cuối phiên, sau khi có lúc chạm mức cao nhất gần 1 tháng là 1.368 USD/tấn bởi thông tin tồn trữ cuối vụ ở Việt Nam sụt giảm.

Với mặt hàng cacao, hợp đồng kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn New York giảm 4 USD tương đương 0,2% xuống 2.243 USD/tấn, sau khi có lúc đạt mức cao nhất 2 tuần ở phiên trước; trong khi đó trên sàn London giá vững ở 1.716 GBP/tấn. Thời tiết ở khu vực Tây Phi tiếp tục được cải thiện, tuần qua đã có mưa trên mức trung bình, làm giảm bớt tình trạng khô hạn. Giá một số mặt hàng chủ chốt lúc 7h sáng ngày 29/8

Thị trường ngày 29/8: Giá dầu tiếp tục tăng mạnh, bạc cao nhất 16 tháng - Ảnh 2.

Minh Quân

Theo Trí thức trẻ

Datetime: 26 08 2019

Các nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới sẽ không kéo dài thời hạn cắt giảm xuất khẩu cao su, theo hai nguồn tin cho hay hồi đầu tuần này. Hội đồng Cao su Ba bên Quốc tế (ITRC), bao gồm Thái Lan, Indonesia, và Malaysia hồi tháng 3 đã thống nhất triển khai cắt giảm xuất khẩu cao su tự nhiên với lượng tổng cộng khoảng 240.000 tấn trong vòng 4 tháng để đẩy giá cao su tự nhiên trên thị trường quốc tế.

Thái Lan và các nước sản xuất cao su tự nhiên khác kết thúc giai đoạn hỗ trợ xuất khẩu

 

Indonesia và Malaysia đã hoàn tất phần chương trình này,

được biết với tên chính tưhcs là Cơ chế Định lượng Xuất khẩu Đồng thuận (AETS), mà hai nước này đã bắt đầu triển khai từ ngày 1/4. Thái Lan, nước bắt đầu cắt giảm xuất khẩu cao su tự nhiên từ ngày 20/5, sẽ kết thúc chương trình này vào tháng 9. Ba nước này chiếm 70% tổng sản lượng cao su tự nhiên thế giới.

Giá cao su mủ tờ xông khói của Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong vòng 20 tháng trong 3 tuần đầu sau khi nước này bắt đầu cắt giảm xuất khẩu nhưng sau đó đã giảm tới 25%.

Chủ tịch Hiệp hội Cao su Indonesia Moenarji Soedargo cho hay việc kéo dài thời hạn cắt giảm xuất khẩu cao su không được thảo luận trong phiên họp mới nhất giữa ba nước do “nguồn cung sẽ thấp hơn dự báo” khi dịch bệnh đang tấn công các vườn cao su tại một số khu vực của Indonesia. Tuy nhiên, ông không cho biết chi tiết về thời điểm kết thúc cắt giảm xuất khẩu. Sản lượng cao su tự nhiên của Indonesia dự báo giảm 15% do bệnh nấm đang lây lan nhanh trong một số vườn cao su tại khu vực Sumatra và Kalimantan. Chính phủ Malaysia từ chối bình luận về vấn đề này.

Theo Bangkok Post