HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNG
Datetime: 20 08 2019

Tính chung 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su sang nhiều thị trường lớn tăng, trong khi xuất khẩu sang Ma-lai-xi-a, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức… giảm.

Xuất khẩu cao su tăng tháng thứ 3 liên tiếp

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 7/2019 xuất khẩu cao su đạt 167,6 nghìn tấn, trị giá 234,07 triệu USD, tăng 18,1% về lượng và tăng 24,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, tăng tháng thứ 3 liên tiếp. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su đạt 781,71 nghìn tấn, trị giá 1,07 tỷ USD, tăng 10,7% về lượng và tăng 6,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Giá xuất khẩu cao su trong tháng 7/2019 bình quân ở mức 1.397 USD/tấn, giảm 1,7% so với tháng 6/2019, nhưng tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Tháng 7/2019, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc và Ấn Độ tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018, trong khi xuất khẩu sang Ma-lai-xi-a giảm.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su sang nhiều thị trường lớn tăng, trong khi xuất khẩu sang Ma-lai-xi-a, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức… giảm.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất trong 7 tháng đầu năm 2019, đạt 498,5 nghìn tấn, trị giá 677,1 triệu USD, tăng 9,7% về lượng và tăng 6,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Ấn Độ vẫn là thị trường có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt cao nhất trong 7 tháng đầu năm 2019, tăng 77,1% về lượng và tăng 66,1% về trị giá, đạt 66,48 nghìn tấn, trị giá 95,38 triệu USD.

Trong 10 ngày đầu tháng 8/2019, giá mủ cao su nguyên liệu tại Đắk Lắk ổn định ở mức thấp, giá tại Bình Phước giảm. Cụ thể ngày 12/8/2019, tại Đắk Lắk giá thu mua mủ cao su nước tại vườn và tại nhà máy ổn định so với cuối tháng 7/2019, giao dịch lần lượt ở mức 235 đ/độ TSC và 240 đ/độ TSC.

Hà An

Theo:  Tạp chí Công thương

Datetime: 06 08 2019

Giá cao su trên Sàn giao dịch hàng hóa Ấn Độ (ICEX) đã tăng lên trong ngày 6/8 sau khi chạm mức thấp nhất trong 6 tháng là 14.425 rupee/100 kg. Hợp đồng cao su giao tháng 8 đạt mức 14.575 rupee/100 kg, tăng 0,5% so với mức giá đóng cửa phổ biến, theo Cogencis.

Giá cao su Ấn Độ phục hồi sau khi chạm đáy 6 tháng

Giá cao su Ấn Độ phục hồi sau khi chạm đáy 6 tháng

Tuy nhiên, sự sụt giảm của các hợp đồng cao su trên Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) trong giao dịch sớm và sự giảm giá tại các thị trường giao ngay của Kerala đã giới hạn mức tăng trên sàn ICEX, theo A.M. George, chủ sở hữu của George Rubbers có trụ sở tại Kerala.

Trong giao dịch sớm, hợp đồng cao su hoạt động mạnh nhất vào tháng 1/2019 trên TOCOM đã chạm mức thấp nhất trong 8 tháng là 160,7 yen (khoảng 106,9 rupee)/kg.

Những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu do căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, có khả năng gồm cả nhu cầu đối với hàng hóa, bà Anu Pai, nhà phân tích tại Geojit Financial Services cho biết.

Trong khi đó, các khu vực trồng cao su chính ở miền nam Thái Lan đã trở nên khô hạn hơn trong vài tuần qua, điều này có thể ảnh hưởng đến sản xuất cao su trong khi Thái Lan là một trong những nhà sản xuất cao su lớn nhất, theo Cogencis.

Tại Thái Lan, giá cao su RSS – 3 đã giảm 3,19 USD xuống còn 147,4 USD/100 kg, theo dữ liệu của Hội đồng cao su Ấn Độ. Tại Malaysia, giá cao su SMR – 20 tăng 21 cent lên mức 131,1 USD/100 kg.

Giá cao su tự nhiên tại các thị trường trọng điểm của Kerala đã giảm hôm 6/8 do kì vọng lượng mua sẽ tăng trong những ngày tiếp theo, các thương nhân cho biết.

Vì điều kiện thời tiết thuận lợi ở các vùng trồng cao su, sản lượng cao su tươi có khả năng sẽ tăng trên thị trường vào giữa tháng 8 và sẽ được cân nhắc để đưa ra mức giá, theo ông Santhosh Kumar, một quan chức cấp cao của Hiệp hội các nhà sản xuất miền Nam Ấn Độ (UPASI).

Các nhà sản xuất lốp xe cũng cân nhắc về giá cả do nhu cầu ảm đạm, các thương nhân cho biết.

Tại Kochi và Kottayam, giống cao su RSS – 4 được giao dịch rộng rãi ở mức giá 145 – 147 rupee/kg, giảm 1 rupee so với ngày 5/8. Dữ liệu từ Hội đồng cao su Ấn Độ cho thấy giá cao su RSS – 4 được niêm yết ở mức 145,5 rupee/kg, giảm 1 rupee ở cả hai thị trường trên.

Giá cao su Ấn Độ phục hồi sau khi chạm đáy 6 tháng

 

 
Datetime: 01 08 2019

Giá cao su trên thị trường thế giới biến động theo xu hướng giảm do thị trường lo ngại nhu cầu tiêu thụ giảm.

Giá mủ cao su nguyên liệu trong nước có xu hướng giảm theo xu hướng thị trường thế giới. Hàn Quốc tăng nhập khẩu cao su từ Việt Nam mặc dù nhu cầu nhập khẩu của nước này giảm.

Theo ước tính, xuất khẩu cao su trong tháng 7/2019 đạt 150 nghìn tấn, trị giá 211 triệu USD, tăng 22,2% về lượng và tăng 20,9% về trị giá so với tháng 6/2019; tăng 5,7% về lượng và tăng 12,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; giá xuất khẩu bình quân tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2018, lên 1.407 USD/tấn.

Báo cáo Thị trường cao su tháng 7/2019: Xu hướng giá cao su giảm

Tính từ đầu năm đến hết tháng 7/2019, xuất khẩu cao su ước đạt 764 nghìn tấn, trị giá 1,05 tỷ USD, tăng 8,2% về lượng và tăng 4,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2019, xuất khẩu phần lớn các chủng loại cao su tăng so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, xuất khẩu cao su SVR 10 tháng 6/2019 đạt 33,42 nghìn tấn, trị giá 47,49 triệu USD, tăng 126,4% về lượng và tăng 126,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 27,2% trong tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước.