Dầu giảm sau khi Tổng thống Mỹ kêu gọi OPEC tăng sản lượng
Giá dầu cuối phiên tăng nhẹ sau khi giảm mạnh vào phiên sáng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi OPEC tăng sản lượng dầu thô.
Chốt phiên giao dịch đêm qua, giá dầu thô Mỹ giảm 11 cent xuống mức 59,30 USD/thùng. Đầu phiên, giá đã giảm sâu còn 58,20 USD sau khi tweet của ông Trump kêu gọi OPEC tăng cường sản xuất. Dầu thô Brent giảm 1 cent còn 67,82 USD/ thùng, sau khi chìm xuống mức 66,54 USD/thùng.
Từ đầu năm tới nay, giá dầu đã tăng hơn 25%, với dầu thô Mỹ hướng tới quý có tỷ lệ tăng lớn nhất kể từ năm 2002. Cả hai loại dầu tham khảo đều có quý tăng cao nhất kể từ năm 2009, chủ yếu là do OPEC và các đồng minh như Nga cắt giảm sản lượng.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Venezuela và Iran đã hạn chế xuất khẩu dầu của các quốc gia này và làm tăng giá dầu thô trong năm nay.
Những lo ngại về nhu cầu liên quan tới cuộc chiến thương mại Mỹ và Trung Quốc đã giới hạn đà tăng giá dầu. Trung Quốc đã cam kết sẽ mở thêm thị trường tài chính khổng lồ của mình cho các nhà đầu tư nước ngoài trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ- Trung.
Palađi tiếp tục sụt 7% do bán tháo
Giá palađi tiếp tục giảm mạnh do nhu cầu tiêu thụ yếu, kinh tế suy thoái gây giảm nhu cầu mua xe ô tô. Chốt phiên, giá palađi giao ngay đã giảm 7,2% xuống còn 1.340,38 USD/ounce sau khi đã giảm xuống còn 1.31,09 USD, mức thấp nhất 2 tháng vào phiên sáng.
Giá palađi đã mất hơn 250 USD kể từ khi đạt mức cao 1.620,52 USD vào tuần trước.
Vàng giảm xuống mức thấp hơn hai tuần, bạc giảm 2%, bạch kim giảm 1%
Giá vàng trượt hơn 1% xuống mức thấp hơn hai tuần khi đồng USD tăng giá.
Giá vàng giảm 1,5% xuống còn 1.290,51 USD/ounce, xuống dưới mức hỗ trợ tâm lý 1.300 USD. Giá vàng kỳ hạn tại Mỹ giảm 1,6% xuống còn 1.289,80 USD/ounce.
Giá kim loại cũng phản ánh những lo lắng về sự suy giảm nhanh chóng của nền kinh tế Mỹ và tăng trưởng toàn cầu nói chung.
USD đã tăng lên so với giỏ tiền tệ khác sau những dấu hiệu ôn hòa hơn từ các ngân hàng trung ương và kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ giữ lãi suất thấp trong thời gian dài hơn.
Nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng chậm nhiều hơn so với dự kiến đưa ra trong quý cuối năm ngoái, giữ ở mức tăng trưởng của năm 2018 và thấp hơn mục tiêu tăng trưởng 3%/năm của chính quyền Trump đặt ra. Lợi nhuận doanh nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng một năm.
Trong khi đó, giá bạch kim cũng giảm gần 1% xuống còn 839,75 USD/ounce và giá bạc giảm 2,1% xuống 14,97 USD.
Quặng sắt thấp nhất hơn 2 tuần
Giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất hơn hai tuần do nhà đầu tư vẫn thận trọng trong bối cảnh giá tiếp tục biến động và tồn kho tăng tại cảng Trung Quốc. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2019 tại Đại Liên đã giảm 1,1% xuống 607 CNY (90,22 USD)/tấn.
Bất chấp nguồn cung gián đoạn, hàng tồn kho tại các cảng Trung Quốc tiếp tục tăng, đạt mức cao nhất trong sáu tháng là 148,6 triệu tấn vào ngày 22/3, theo SteelHome.
Thép giảm do nguồn cung dồi dào
Giá thép xây dựng Trung Quốc chốt phiên giảm nhẹ do nguồn cung dồi dào. Giá thép cây tại Thượng Hải chốt phiên giảm 0,5% còn 3.690 CNY/tấn sau khi tăng 0,7% lên 3.734 CNY hồi đầu phiên nhờ nhu cầu thép mạnh từ ngành xây dựng.
Giá thép cuộn cán nóng , được sử dụng trong ô tô và thiết bị gia dụng tăng 0,2% đạt 3.675 CNY/tấn.
Mặc dù hạn chế sản xuất nhưng sản lượng thép của Trung Quốc trong tháng 2 tăng 9,2% so với một năm trước đó, sau khi tăng 4,3% trong tháng trước, theo số liệu từ Hiệp hội thép thế giới.
Cao su rớt giá mạnh tại Trung Quốc do bán tháo
Giá cao su Trung Quốc giảm do hoạt động bán tháo trước khi nước này giảm thuế giá trị gia tăng trong tháng 4 và các số liệu kinh tế vĩ mô nghèo nàn.
Các công ty công nghiệp của Trung Quốc đã công bố lợi nhuận trong hai tháng đầu năm nay sụt giảm tồi tệ nhất kể từ cuối năm 2011 do nhu cầu trong và ngoài nước chậm lại.
Giá cao su tại Thượng Hải giảm 2,36% xuống 11.180 CNY(1.662,65 USD) /tấn.
Tại Tokyo, giá cao su cũng giảm. Giá cao su giao tháng 9 giảm 4,5 JPY(0,0408 USD), tương đương 2,4%, xuống còn 181,3 JPY/ kg. Giá cao su TSR20 giao hàng tháng 9 đã giảm 2,5 JPY xuống 160,5 JPY/ kg. Tại Singapore, giá cao su giao tháng 4 đạt 145 US cent/ kg, tăng 0,6% so với phiên trước đó.
Cà phê Arabica tăng nhẹ, cà phê Robusta giảm
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tại sàn ICE tăng nhẹ nhờ đồng tiền Brazil mạnh hơn.
Giá cà phê Arabica chốt phiên tăng 0,15 cent, tương đương 0,2%, đạt 94 cent/ lb, sau khi giao dịch thấp là 92,70 cent/lb. Giá đã giảm 4,6% trong tháng 3, sau khi giảm 9,7% trong tháng 2. Trong khi đó, giá cà phê Robusta giao tháng 5 giảm 12 USD, tương đương 0,8%, xuống còn 1.492 USD/tấn.
Những người trồng cà phê toàn cầu đã cảnh báo rằng môi trường giá hiện tại đang đe dọa tương lai của ngành.
Xuất khẩu cà phê tháng 3 của Việt Nam ước tính giảm 28,8-33,5% so với một năm trước đó, thương nhân cho biết.
Giá đường giảm
Giá đường giảm do giá dầu đi xuống sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump kêu gọi OPEC tăng cường sản xuất. Giá năng lượng thấp hơn có thể khuyến khích các nhà máy mía ở Brazil sản xuất nhiều đường hơn là ethanol. Chốt phiên giao dịch, giá đường thô giảm 0,05 cent, tương đương 0,40%, xuống 12,53 cent/ lb. Giá đường trắng giảm 3,5 USD, tương đương 1,1%, xuống mức 326,60 USD/tấn.
Khu vực trung tâm phía nam của Brazil dự kiến sẽ sản xuất 29,5 triệu tấn đường trong mùa vụ 2019-20, tăng 11% so với vụ trước nhưng ít hơn dự kiến trước đó, nhà môi giới và nhà phân tích INTL FCStone cho biết
Giá trái cây và rau Đài Loan tăng do mùa đông ấm áp bất thường
Tại Đài Loan, mùa đông năm nay nóng nhất trong 72 năm, nhiệt độ cao và lượng mưa thấp đã ảnh hưởng đến tăng trưởng cây trồng. Theo ước tính của Hội đồng Nông nghiệp, các trang trại vải thiều, với tổng diện tích hơn 7.000 ha, đã bị ảnh hưởng. Ngoài ra, việc sản xuất hành và tỏi đã giảm đáng kể. Do đó, giá các loại cây trồng này sẽ không thể tránh khỏi biến động.
Theo Cơ quan Nông nghiệp và Thực phẩm, nhiệt độ cao hơn trong mùa đông ấm áp làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, trong khi thiếu nước làm giảm năng suất. Hành tây, tỏi và vải thiều Yuherbao bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Bán đảo Pingtung tại Hengchun là một khu vực trồng hành tây lớn, Yunlin sản xuất tỏi và Cao Hùng và Pingtung là những nhà sản xuất chính vải thiều Yuherbao.
Cơ quan Nông nghiệp và Thực phẩm cho biết, vụ hành tây năm nay nhỏ hơn, với sản lượng hàng giảm 20% so với các năm trước, trong khi một số vùng trồng tỏi chưa được trồng hết. Vải thiều Yuherbao có mùa sản xuất sớm hơn và thường được thu hoạch vào tháng Năm. Thời điểm này thường là mùa ra hoa của cây vải thiều Yuherbao, nhưng năm nay nhiều cây vẫn chưa ra hoa, do nhiệt độ mùa đông cao và lượng mưa thấp. Ước tính có khoảng 6.500 đến 7.800 ha trang trại vải thiều phía nam Đài Trung đã bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, mùa đông ấm áp và lượng mưa ít làm tăng các enzyme trong dứa. Dứa thường có độ ngọt 30% và 70% vị chua, nhưng năm nay tỷ lệ chua ngọt bằng nhau. Ngoài ra, dứa được sản xuất trong năm nay sẽ có thời hạn sử dụng lâu hơn do độ ẩm giảm. Nguồn cung cà phê ở thị trấn Yunlin xông Gukeng dự kiến sẽ dồi dào hơn và có chất lượng tốt hơn trong năm nay, vì lượng mưa thấp hơn có lợi cho sự phát triển của cà phê.
Giá xuất khẩu gừng tươi từ Trung Quốc tăng 30%
Giá gừng tươi xuất khẩu tại Trung Quốc tăng 30% do nhiều vùng sản xuất gừng tươi ở Trung Quốc phải chịu điều kiện thời tiết khắc nghiệt vào năm ngoái. Một số rễ gừng bắt đầu bị thối do lượng mưa quá mức. Điều này làm giảm khối lượng sản xuất chung, và đặc biệt là giảm lượng gừng đáp ứng nhu cầu thị trường.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 29/3
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su ngày 29/3/2019 kỳ hạn tháng 9/2019 giảm xuống mức thấp nhất gần 6 tuần, có tuần giảm thứ 4 liên tiếp.
Giá cao su RSS3 tại sàn TOCOM lúc 12h30 ngày 29/3/2019 (giờ Hà Nội)
Giá cao su kỳ hạn trên sàn TOCOM giảm 0,5 JPY tương đương 0,3% xuống 180,8 JPY (1,64 USD)/kg, khi các nhà đầu tư để mắt tới các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung. Tính chung cả tuần, giá cao su giảm 4,7%, và giảm khoảng 10% trong tháng 3/2019, tháng giảm đầu tiên trong 4 tháng.
Giá cao su TSR20 tại sàn TOCOM lúc 12h30 ngày 29/3/2019 (giờ Hà Nội)
Giá cao su kỳ hạn trên sàn Thượng Hải kết thúc giao dịch đêm giảm 0,7% xuống 11.185 CNY (1.660 USD)/tấn.
Giá cao su RSS3 tại sàn Thượng Hải lúc 12h30 ngày 29/3/2019 (giờ Hà Nội)
Japan Exchange Group (JPX) 8697.T, chủ sở hữu Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo cho biết, sẽ tiếp quản Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) thu hút nhiều thương nhân và nhà đầu tư nước ngoài.
Trung Quốc sẽ đẩy mạnh mở rộng tiếp cận thị trường cho các ngân hàng, công ty chứng khoán và bảo hiểm nước ngoài, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ tài chính, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết, khi các quan chức cấp cao của Mỹ đến Bắc Kinh cho các cuộc đàm phán thương mại.
Đồng USD ở mức khoảng 110,55 JPY so với khoảng 110,07 JPY trong ngày thứ năm (28/3/2019).
Giá dầu duy trì ổn định trong ngày thứ năm (28/3/2019), sau khi hồi phục từ mức giảm mạnh nhất trong ngày, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi OPEC thúc đẩy sản lượng dầu thô trong 1 nỗ lực nhằm giảm giá, có quý tăng mạnh nhất trong 1 thập kỷ.
Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản tăng khoảng 1% trong ngày thứ sáu (29/3/2019).
Giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn TOCOM tăng 0,1% lên 160,6 JPY/kg.
Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2019 trên sàn SICOM tăng 0,9% lên 145,4 US cent/kg.
Giá cao su đóng cửa tại châu Á ngày 28/3/2019
Thị trường | Chủng loại | ĐVT | Kỳ hạn | Giá đóng cửa |
Thái Lan | RSS3 | USD/kg | 19-Apr | 1,75 |
Thái Lan | STR20 | USD/kg | 19-Apr | 1,52 |
Malaysia | SMR20 | USD/kg | 19-Apr | 1,44 |
Indonesia | SIR20 | USD/kg | 19-Apr | 1,50 |
Thái Lan | USS3 | THB/kg | 19-Apr | 49,77 |
Thái Lan | Mủ 60%(drum) | USD/tấn | 19-Apr | 1.360 |
Thái Lan | Mủ 60% (bulk) | USD/tấn | 19-Apr | 1.260 |
Singapore
|
RSS3
|
US cent/kg
|
19-Apr | 160,5 |
19-May | 163 | |||
19-Jun | 164,5 | |||
TSR20
|
19-Jul | 164,4 | ||
19-Apr | 135,6 | |||
19-May | 135,9 | |||
19-Jun | 138,5 | |||
19-Jul | 139,7 | |||
19-Aug | 141 |
Nguồn: VITIC/Reuters
Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế giới giảm do nhu cầu thấp. Giá cao su trong nước giảm theo giá thế giới. Xuất khẩu cao su tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Ấn Độ tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ Việt Nam, thị phần cao su Việt Nam tăng.
1. Thị trường thế giới
Trong tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế giới biến động theo xu hướng giảm, cụ thể:
+ Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), tháng 3/2019 giá cao su biến động mạnh. Giá đạt mức cao nhất trong hơn 1 năm qua vào ngày 05/3/2019 đạt 198,3 Yên/kg, sau đó giảm mạnh. Chốt phiên giao dịch ngày 29/3/2019, giá cao su giao kỳ hạn tháng 4/2019 ở mức 172,8 Yên/kg (tương đương 1,56 USD/ kg), giảm 9,1% so với cuối tháng 2/2019.
+ Tại Thượng Hải, giá cao su giao kỳ hạn tháng 4/2019 đạt mức cao nhất vào ngày 04/3/2019 là 12.630 NDT/tấn (tương đương 1,88 USD/kg), sau đó giảm mạnh. Chốt phiên giao dịch ngày 29/3/2019, giá cao su kỳ hạn giao tháng 4/2019 giao dịch ở mức 11.400 NDT/tấn (tương đương 1,69 USD/kg), giảm 6,9% so với cuối tháng 2/2019.
+ Tại Thái Lan, tháng 3/2019, giá cao su RSS3 có nhiều biến động, giá tăng giảm liên tục, so với cuối tháng 2/2019 giá tăng nhẹ. Ngày 28/3/2019 giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 53,1 Baht/kg (tương đương 1,67 USD/kg), tăng 2,1% so với cuối tháng 2/2019.
Giá cao su giảm do nhu cầu chậm và nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra trước khi Trung Quốc giảm thuế giá trị gia tăng vào ngày 01/4/2019. Doanh số bán ô tô tháng 2/2019 tại Trung Quốc giảm 13,8% so với cùng kỳ năm 2018, đánh dấu tháng giảm thứ 8 liên tiếp. Bên cạnh đó, việc Thái Lan dự kiến sẽ hoãn thực hiện kế hoạch hạn chế xuất khẩu hàng hóa thêm hơn một tháng cũng tác động lên thị trường. Xuất khẩu cao su của Thái Lan tiếp tục tăng. Theo Cơ quan Hải quan Thái Lan, tháng 2/2019, xuất khẩu cao su của Thái Lan đạt 467,69 nghìn tấn, trị giá 18,85 tỷ Baht (tương đương 592,61 triệu USD), tăng 3,7% về lượng nhưng giảm 7,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu cao su chính của Thái Lan. Trong tháng 2/2019, xuất khẩu cao su của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 269,24 nghìn tấn, trị giá 10,69 tỷ Baht (tương đương 336,12 triệu USD), tăng 3,4% về lượng nhưng giảm 8,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 57,6% thị phần xuất khẩu cao su của Thái Lan, giảm nhẹ so với mức 57,7% của cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2019 Thái Lan xuất khẩu được 913,33 nghìn tấn cao su, trị giá 37,04 tỷ Baht (tương đương 1,16 tỷ USD), tăng 0,7% về lượng nhưng giảm 10,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 480,32 nghìn tấn, trị giá 19,25 tỷ Baht (tương đương với 605,36 triệu USD), giảm 1,7% về lượng và giảm 13,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 2 tháng đầu năm 2019, Thái Lan xuất khẩu được 586,08 nghìn tấn cao su tự nhiên (mã HS: 4001) giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và Nhật Bản, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 199,91 nghìn tấn, chiếm 34,1% lượng cao su tự nhiên xuất khẩu của Thái Lan. Lượng cao su tổng hợp (mã HS: 4002) xuất khẩu của Thái Lan đạt 298,39 nghìn tấn, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và Nhật Bản, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 88,4% lượng cao su tổng hợp xuất khẩu của Thái Lan với 236,76 nghìn tấn, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2018. (Tỷ giá: 1 Baht = 0,03144 USD).
2. Thị trường trong nước
Tháng 3/2019, giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước, Bình Dương và Tây Ninh có xu hướng giảm theo thị trường thế giới. Ngày 29/3/2019, tại Đắk Lắk giá thu mua mủ cao su nước tại vườn và nhà máy đạt lần lượt 233 đ/độ TSC và 238 đ/độ TSC, giảm 27 đ/độ TSC so với cuối tháng 2/2019.
3. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam
Theo ước tính, xuất khẩu cao su trong tháng 3/2019 đạt 110 nghìn tấn, trị giá 152 triệu USD, tăng 38,3% về lượng và tăng 44,5% về trị giá so với tháng 2/2019, tăng 43,5% về lượng và tăng 32,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; giá xuất khẩu bình quân giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2018 xuống còn 1.318 USD/tấn. Tính chung 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su ước đạt 347 nghìn tấn, trị giá 457 triệu USD, tăng 32% về lượng và tăng 17,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2019, xuất khẩu hầu hết các chủng loại cao su đều tăng so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu cao su tổng hợp đạt 42,52 nghìn tấn, trị giá 56,2 triệu USD, tăng 102,3% về lượng và tăng 79,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 53,5% trong tổng khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam trong tháng. Cao su Skim block xuất khẩu tăng 2.366%, cao su SVR 20 xuất khẩu tăng 315,6%, cao su SVR 3L tăng 42,9%… Ngược lại, lượng cao su CVR 5 xuất khẩu giảm 30%, SVR CV 50 xuất khẩu giảm 7,6%…
Chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2019
Chủng loại | Tháng 2/2019 | So với tháng 2/2018 (%) | 2 tháng 2019 | So với 2 tháng 2018 (%) | ||||
Lượng (tấn) | Trị giá (nghìn USD) | Lượng | Trịgiá | Lượng (tấn) | Trị giá (nghìn USD) | Lượng | Trịgiá | |
Cao su tổng hợp | 42.524 | 56.202 | 102,6 | 79,3 | 134.084 | 173.227 | 56,3 | 36,8 |
SVR 3L | 11.335 | 16.020 | 42,6 | 26,4 | 31.170 | 42.713 | 17,9 | 2,8 |
SVR 10 | 7.027 | 9.215 | 20,5 | 6,3 | 20.428 | 25.976 | -14,3 | -24,3 |
Latex | 5.827 | 5.270 | 38,6 | 17,6 | 17.138 | 15.107 | 36,4 | 12,7 |
SVR CV60 | 4.745 | 6.948 | -7,7 | -18,1 | 12.397 | 17.632 | -11,1 | -22,5 |
RSS3 | 4.181 | 6.003 | 27,9 | 15,6 | 11.134 | 15.623 | -20,5 | -28,5 |
SVR CV50 | 1.270 | 1.918 | 35 | 22,8 | 3.113 | 4.531 | -13,7 | -23,4 |
SVR 20 | 942 | 1.253 | 315,3 | 2.975 | 3.860 | 271 | 204 | |
Cao su hỗn hợp | 770 | 1.281 | 37,9 | 20,1 | 1.655 | 3.074 | 19,2 | 19,5 |
RSS1 | 389 | 586 | 34,7 | 21 | 1.190 | 1.788 | 70,5 | 56,5 |
SVR 5 | 141 | 216 | -30,1 | -35,6 | 446 | 645 | 121,2 | 92,3 |
Skim block | 31 | 32 | 2.3606 | 1.903 | 71 | 69 | -83,3 | -86,5 |
SVR CV40 | 20 | 32 | 101 | 150 | ||||
Loại khác | 298 | 155 | -37,2 | 19,1 | 808 | 425 | -50 | -6,1 |
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan
Tháng 2/2019, giá xuất khẩu các chủng loại cao su đều giảm so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, cao su SVR 20 có giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh nhất, giảm 19,5%, kế đến là cao su Skim block giảm 18,6%, giá cao su hỗn hợp giảm 12,9%, SVR 10 giảm 11,8%, Latex giảm 15,1%…
Giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su của Việt Nam trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2019
Đơn vị tính: USD/tấn
Chủng loại | Tháng 2/2019 | So với tháng 1/2019 (%) | So với tháng 2/2018 (%) | 2 tháng năm 2019 | So với 2 tháng năm 2018 (%) |
Cao su tổng hợp | 1.322 | 3,4 | -11,5 | 1.292 | -12,4 |
SVR 3L | 1.413 | 5,0 | -11,3 | 1.370 | -12,8 |
SVR 10 | 1.311 | 4,8 | -11,8 | 1.272 | -11,6 |
Latex | 904 | 4,0 | -15,1 | 881 | -17,4 |
SVR CV60 | 1.464 | 4,9 | -11,3 | 1.422 | -12,8 |
RSS3 | 1.436 | 3,8 | -9,6 | 1.403 | -10,1 |
SVR 20 | 1.330 | 3,7 | -19,5 | 1.297 | -18,1 |
SVR CV50 | 1.510 | 6,6 | -9,0 | 1.455 | -11,3 |
Cao su hỗn hợp | 1.664 | -17,9 | -12,9 | 1.857 | 0,3 |
RSS1 | 1.508 | 0,6 | -10,2 | 1.502 | -8,2 |
SVR 5 | 1.533 | 8,9 | -8,0 | 1.447 | -13,1 |
Skim block | 1.026 | 10,6 | -18,6 | 970 | -19,5 |
loại khác | 521 | -1,6 | 89,7 | 526 | 87,6 |
2. Thị phần cao su của Việt Nam tại Ấn Độ
Theo Bộ Thương mại Ấn Độ, trong tháng 01/2019 Ấn Độ nhập khẩu 90,49 nghìn tấn cao su, trị giá 162,28 triệu USD, tăng 2,2% về lượng, nhưng giảm 0,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu nhập khẩu từ In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Hàn Quốc… Trong tháng 01/2019, Ấn Độ tăng cường nhập khẩu cao su từ Ma-lai-xi-a (tăng 308,8%), Xin-ga-po (tăng 277,9%), Bờ Biển Ngà (tăng 118,8%) và Việt Nam (tăng 53,6%). Trong đó, Ấn Độ nhập khẩu cao su từ Việt Nam đạt 12,89 nghìn tấn, trị giá 17,84 triệu USD, tăng 53,6% về lượng và tăng 37,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu cao su của Ấn Độ cũng tăng từ 9,5% trong tháng 01/2018 lên 14,2% trong tháng 01/2019.
Trong tháng 01/2019, nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS: 4001) của Ấn Độ đạt 43,48 nghìn tấn, trị giá 61,02 triệu USD, tăng 5,1% về lượng, nhưng giảm 6,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Cao su tự nhiên chiếm 48,1% trong lượng cao su nhập khẩu của Ấn Độ. Ấn Độ nhập khẩu cao su tự nhiên chủ yếu từ các thị trường: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Ma-lai-xi-a… Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp mặt hàng cao su tự nhiên lớn thứ 2 cho Ấn Độ, với thị phần chiếm 29,5% trong tổng lượng nhập khẩu của Ấn Độ. Tháng 1/2019, Ấn Độ tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ Việt Nam với tốc độ tăng trưởng đạt 54%, lên 12,85 nghìn tấn.
Tháng 01/2019, Ấn Độ nhập khẩu 40,63 nghìn tấn cao su tổng hợp (mã HS: 4002), trị giá 90,44 triệu USD, giảm 1,9% về lượng, nhưng tăng 4,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, cao su tổng hợp của Việt Nam mới chỉ chiếm một lượng nhỏ, chiếm 0,1% trong nhập khẩu của Ấn Độ.
10 thị trường cung cấp cao su chính cho Ấn Độ trong tháng 01/2019
(mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005; tỷ trọng tính theo lượng)
Thị trường | Tháng 1/2019 | So với tháng 1/2018 (%) | Tỷ trọng (%) | |||
Lượng (tấn) | Trị giá (triệu USD) | Lượng | Trị giá | Tháng 1/2018 | Tháng 1/2019 | |
Tổng | 90.486 | 162,38 | 2,2 | -0,9 | 100,0 | 100,0 |
In-đô-nê-xi-a | 17.977 | 25,61 | -15,4 | -22,6 | 24,0 | 19,9 |
Việt Nam | 12.889 | 17,84 | 53,6 | 37,4 | 9,5 | 14,2 |
Hàn Quốc | 12.200 | 22,12 | -9,3 | -8,3 | 15,2 | 13,5 |
Xin-ga-po | 7.577 | 16,04 | 277,9 | 271,3 | 2,3 | 8,4 |
Nga | 5.178 | 10,35 | -41,7 | -34,8 | 10,0 | 5,7 |
Ma-lai-xi-a | 5.137 | 7,93 | 308,8 | 238,9 | 1,4 | 5,7 |
Thái Lan | 4.908 | 8,25 | -49,1 | -51,6 | 10,9 | 5,4 |
Hoa Kỳ | 4.276 | 7,15 | -21,5 | -38,0 | 6,2 | 4,7 |
Bờ Biển Ngà | 3.528 | 4,7 | 118,8 | 92,6 | 1,8 | 3,9 |
Nhật Bản | 3.158 | 12,66 | -8,9 | 7,5 | 3,9 | 3,5 |