Bên cạnh việc xuất khẩu dưới dạng quả tươi, các doanh nghiệp đã và đang hướng đến chế biến sâu sầu riêng để gia tăng giá trị cho loại nông sản này.và có thêm cơ hội nâng cao thị phần, chiếm lĩnh thị trường nhập khẩu.
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, thời gian qua, doanh nghiệp chú trọng đầu tư chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, hướng đến xuất khẩu thịt sầu riêng, sầu riêng cấp đông để nâng cao giá trị kinh tế.
Hướng đến xuất khẩu thịt sầu riêng, sầu riêng cấp đông để nâng cao giá trị kinh tế.
Theo ông Lê Văn Thiệt - Cục phó Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), thực tế cho thấy, xuất khẩu sầu riêng tươi có chi phí bảo quản và vận chuyển khá cao do đòi hỏi lịch trình vận chuyển ngắn hạn, điều kiện bảo quản khắt khe khiến lợi nhuận bị hạn chế. Đó là còn chưa kể đến nhiều rủi ro, hư hỏng trong quá trình xuất khẩu.
"Vì vậy, hiện nay có nhiều doanh nghiệp đang nghiên cứu tiêu chuẩn chế biến chuyên sâu, chuyển đổi sang hình thức xuất khẩu múi sầu riêng cấp đông để giảm thiểu rủi ro, nâng cao giá trị kinh tế", ông Thiệt nhấn mạnh.
Bàn về vấn đề này, đại diện Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk cho hay, trái sầu riêng Việt xuất khẩu có rất nhiều thế mạnh so với các đối thủ, nhất là Thái Lan và chúng ta có thể tận dụng thế mạnh, biến thành cơ hội để nâng cao kim ngạch.
Trong đó, điển hình là "lệch mùa", ví như sầu riêng Đắk Lắk có vụ chính từ tháng 7 - 9, sau đó đến tỉnh Gia Lai, huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng). Những thời điểm này sai khác với vụ thu hoạch sầu riêng ở miền Tây Nam Bộ (từ tháng 3 - 5), và khá lệch so với sầu riêng Thái Lan vốn thu hoạch từ tháng 4 - 6 hằng năm. Lệch mùa thu hoạch sẽ tạo “khan hiếm” cục bộ ở dòng xuất khẩu chính của thị trường. Trên thực tế đây cũng chính là lý do để một nước xuất khẩu sầu riêng rất cạnh tranh như Thái Lan phải mua sầu riêng Việt Nam.
Phòng KD XNK
Tại hội nghị sơ kết mới đây, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Mã: GVR) thông tin, 6 tháng đầu năm nay, doanh thu hợp nhất đạt 10.092 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.909 tỷ đồng tăng lần lượt 6%, 4% so với cùng kỳ. Tập đoàn dự kiến nộp ngân sách 967 tỷ đồng.
Như vậy, tính riêng quý II, doanh thu GVR ước đạt 5.507 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ . Lợi nhuận trước thuế khoảng 1.131 tỷ đồng, tăng 27% so với quý II/2023.
Trong năm 2024, GVR đặt mục tiêu doanh thu 24.999 tỷ đồng và 4.104 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, sau hai quý, tập đoàn đã thực hiện được lần lượt 40%, 47% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận.
Tại hội nghị, ban lãnh đạo tập đoàn chia sẻ rằng hiện nay giá bán mủ cao su trên đà phục hồi, các cơ chế chính sách để triển khai thực hiện đầu tư dần được khai thông.
Tuy nhiên, GVR cũng gặp nhiều thách thức trong 6 tháng đầu năm nay như tình hình biến đổi khí hậu, nắng hạn kéo dài ảnh hưởng lớn đến sản lượng mủ thu hoạch, tình trạng thiếu lao động cạo mủ ở một số khu vực, giá cả, chi phí đầu vào cho sản xuất liên tục tăng…
Về đầu tư phát triển, lãnh đạo GVR cho biết trong năm nay, tập đoàn sẽ tập trung vào việc thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm – dự án khu công nghiệp trên đất cao su chuyển đổi với tổng diện tích 2.809 ha tại các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Gia Lai.
Bên cạnh đó, GVR sẽ tiếp tục thực hiện các dự án đang triển khai, hoạt động như dự án cao su, dự án chế biến gỗ, khu công nghiệp…
Không chỉ GVR, nhiều doanh nghiệp cao su cũng ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong quý II. Trong đó, CTCP Cao su Đà Nẵng (Mã: DRC) báo lãi sau thuế hơn 77 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ.
Ban lãnh đạo Cao su Đà Nẵng cho rằng kết quả tích cực này là do công ty đẩy mạnh chính sách bán hàng làm tăng doanh thu tiêu thụ, đồng thời tỷ giá hối đoái cũng tăng từ đầu năm nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu .
Phòng KD XNK
Cục Xuất nhập khẩu dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết trong tháng 6, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 153,5 nghìn tấn, với trị giá 247 triệu USD, tăng 82% về lượng và tăng 83% về trị giá so với tháng 5.
Tuy nhiên so với tháng 6/2023 con số này vẫn giảm 15% về lượng, nhưng tăng 3,1% về trị giá, đây là tháng thứ 3 liên tiếp lượng cao su xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2023.
Lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam qua các tháng giai đoạn năm 2022 - 2024 (Đơn vị: nghìn tấn, nguồn: Cục Xuất nhập khẩu)
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 726,65 nghìn tấn, trị giá trên 1,1 tỷ USD, giảm 5,2% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá cao su xuất khẩu nửa đầu năm nay bình quân đạt 1.525 USD/tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023.
Tháng 6, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 71% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 489,37 nghìn tấn cao su, trị giá 717,9 triệu USD, giảm 16% về lượng và giảm 8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Tại hội nghị sơ kết mới đây, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Mã: GVR) thông tin, 6 tháng đầu năm nay, doanh thu hợp nhất đạt 10.092 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.909 tỷ đồng tăng lần lượt 6%, 4% so với cùng kỳ. Tập đoàn dự kiến nộp ngân sách 967 tỷ đồng.
Như vậy, tính riêng quý II, doanh thu GVR ước đạt 5.507 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ . Lợi nhuận trước thuế khoảng 1.131 tỷ đồng, tăng 27% so với quý II/2023.
Tại hội nghị, ban lãnh đạo tập đoàn chia sẻ rằng hiện nay giá bán mủ cao su trên đà phục hồi, các cơ chế chính sách để triển khai thực hiện đầu tư dần được khai thông.
Tuy nhiên, GVR cũng gặp nhiều thách thức trong 6 tháng đầu năm nay như tình hình biến đổi khí hậu, nắng hạn kéo dài ảnh hưởng lớn đến sản lượng mủ thu hoạch, tình trạng thiếu lao động cạo mủ ở một số khu vực, giá cả, chi phí đầu vào cho sản xuất liên tục tăng…
Trong báo cáo cập nhật mới đây, Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) đã điều chỉnh tăng dự báo nhu cầu cao su toàn cầu lên mức 15,7 triệu tấn, đồng thời giảm dự báo nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu cho cả năm nay xuống còn 14,5 triệu tấn. Điều này khiến thị trường toàn cầu sẽ thiếu hụt tới 1,2 triệu tấn cao su trong năm nay, theoAgromonitor.
Không chỉ vậy, điều kiện khí hậu không thuận lợi, bệnh rụng lá và giá cao su tiếp tục duy trì ở ngưỡng thấp cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất của nông dân trồng cao su.
Theo Việt Nam Biz