Giá cao su đồng loạt giảm ở thị trường Trung Quốc và Thái Lan, chịu ảnh hưởng bởi tâm lý chung về những bất ổn trong chính sách thuế quan toàn cầu.
Kết thúc phiên giao dịch 20/3, tại Trung Quốc, giá cao su kỳ hạn tháng 4 trên Sàn Thượng Hải giảm 0,86% (145 nhân dân tệ) về mức 16.765 nhân dân tệ/kg. Tại Thái Lan, giá cao su kỳ hạn tháng 4 giảm 0,5% (0,37 baht) về 80,96 baht/kg. Trong khi đó, Nhật Bản nghỉ giao dịch hôm qua do trùng vào ngày Lễ Xuân Phân.
Nguồn: Lan Hương tổng hợp từ Sàn OSE và Thái Lan
"Thị trường cao su vẫn biến động, chịu ảnh hưởng bởi tâm lý toàn cầu và những bất ổn trong chính sách thuế quan", một thương nhân có trụ sở tại Singapore cho biết, theo Bernama.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cảnh báo rằng các mức thuế của Mỹ sẽ gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế Mỹ, khi các quốc gia khác đáp trả bằng các mức thuế "cao" đối với hàng hóa Mỹ. Điều này để ngỏ khả năng Bắc Kinh sẽ đưa ra thêm các biện pháp khác khi một đợt áp thuế mới sắp diễn ra.
Tăng trưởng tại các nền kinh tế chủ chốt được dự báo sẽ chững lại đáng kể trong giai đoạn này, và thị trường gần đây đã chứng kiến hoạt động chốt lời, theo lời của thương nhân trên. Trong ngày, chứng khoán châu Á đi ngang do bối cảnh địa chính trị biến động làm giảm khẩu vị rủi ro.
Về nguồn cung, các đồn điền cao su ở nước ngoài đã ngừng khai thác, trong khi giá nguyên liệu thô dao động ở mức cao, tạo một số lực đỡ cho giá, theo công ty cung cấp dữ liệu tài chính Trung Quốc Tonghuashun Information.
Tại Nhật Bản, Tập đoàn Yokohama Rubber Co. (YRC) đang "xem xét việc mua lại Euro Tire Manufacturing tại Romania", tập đoàn sản xuất lốp xe của Nhật Bản xác nhận với European Rubber.
Mục tiêu của thương vụ này, theo giải thích của YRC, là nhằm gia tăng năng lực sản xuất lốp xe địa hình (OTR) tại châu Âu. Công ty Euro Tyres Manufacturing SRL, có trụ sở tại Bucharest, đã nộp đơn xin phá sản vào tháng 5/2018, trong bối cảnh tìm kiếm các phương án cứu trợ, bao gồm sáp nhập hoặc mua lại.
Nguyên nhân dẫn đến phá sản “không phải do chi phí nguyên liệu hay nhu cầu yếu, mà chỉ đơn giản là do một hợp đồng không tốt”, một quan chức của công ty cho biết vào thời điểm đó. Trong vài năm qua, YRC đã rất tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh lốp OTR toàn cầu, tiêu biểu là thương vụ mua lại Trelleborg Wheel Systems trị giá 2,1 tỷ EUR và gần đây nhất là thương vụ trị giá 905 triệu USD để thâu tóm mảng kinh doanh lốp địa hình OTR của Goodyear.
Trong nước, một số doanh nghiệp vẫn giữ giá cao su bình ổn. Cụ thể, Công ty Cao su Phú Riềng giữ nguyên giá thu mua mủ tạp ở mức 400 đồng/DRC, mủ nước là 440 đồng/TSC.
Tại Công ty Cao su Bà Rịa, giá thu mua mủ nước ở mức 462 đồng/độ TSC/kg (áp dụng cho độ TSC từ 25 đến dưới 30); mủ đông DRC (35 - 44%) ở mức 13.600đ/kg; mủ nguyên liệu dao động từ 16.900 - 18.200 đồng/kg. Công ty Cao su Mang Yang báo giá thu mua mủ nước khoảng 429 – 433 đồng/TSC, còn mủ đông tạp khoảng 382 - 436 đồng/DRC.
Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh
Thị trường cao su Trung Quốc và Nhật Bản quay trở lại diễn biến bất ổn trước tình hình gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu và lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ.
Kết thúc phiên giao dịch 13/3, tại Trung Quốc, giá cao su kỳ hạn tháng 4 trên Sàn Thượng Hải giảm 0,3% (50 nhân dân tệ) về mức 17.095 nhân dân tệ/kg. Tại Thái Lan, giá cao su kỳ hạn tháng 4 nhích nhẹ 0,02 baht/kg lên mức 81,74 baht/kg. Trong khi đó, giá cao su tại Nhật Bản đảo chiều giảm 1,9% (6,4 yen/kg) về mức 333 yen/kg.
Nguồn: Lan Hương tổng hợp từ Sàn OSE và Thái Lan
Thị trường cao su Malaysia cũng sụt giảm, chịu ảnh hưởng bởi các dấu hiệu suy yếu từ các khu vực khác và giá dầu suy giảm, theo Bernama. Tâm lý thị trường cũng bị áp lực bởi đồng ringgit mạnh lên so với USD trong bối cảnh xuất hiện các mối đe dọa thuế quan mới từ Mỹ, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu và lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, đà giảm đã được hạn chế nhờ kỳ vọng vào các biện pháp kích thích kinh tế bổ sung từ Trung Quốc và tỷ lệ lạm phát tiêu dùng của Mỹ trong tháng 2 thấp hơn dự kiến, chỉ tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận mức tăng nhỏ nhất kể từ tháng 10.
Các nhà đầu tư trên thị trường cũng phản ứng trước báo cáo của Cục Thống kê Malaysia (DoSM) về việc sản lượng cao su thiên nhiên (NR) giảm.
DoSM báo cáo rằng, sản lượng NR của Malaysia giảm 20,8% trong tháng 1 xuống còn 30.342 tấn, so với 38.299 tấn trong tháng 12/2024. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, sản lượng cao su thiên nhiên tăng 0,2% (tháng 1/2024 ghi nhận 30.287 tấn). Sản lượng cao su tháng 1 chủ yếu đến từ khu vực tiểu điền (87,0%), trong khi khu vực đồn điền đóng góp 13%.
Tổng lượng tồn kho cao su thiên nhiên trong tháng 1 tăng 6% so với tháng 12/2024, ghi nhận 177.936 tấn. Trong đó, nhà máy chế biến cao su đóng góp 87,5%, tiếp theo là nhà máy tiêu thụ cao su 12,4% và khu vực đồn điền 0,1%.
Xuất khẩu cao su thiên nhiên của Malaysia đạt 44.337,6 tấn trong tháng 1, giảm nhẹ 0,001% so với tháng 12/2024 (44.337,8 tấn). Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính, chiếm 43,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên của Malaysia, tiếp theo là Đức (11,1%), Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (9,3%), Mỹ (7,6%) và Bồ Đào Nha (3%).
Hiệu suất xuất khẩu chủ yếu đến từ các sản phẩm từ cao su như găng tay, lốp xe, ống cao su và sợi cao su. Găng tay là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đạt giá trị 1,4 tỷ RM trong tháng 1, giảm 8,1% so với tháng 12/2024 (1,5 tỷ RM).
Trong nước, một số doanh nghiệp vẫn giữ giá cao su bình ổn. Cụ thể, Công ty Cao su Phú Riềng giữ nguyên giá thu mua mủ tạp ở mức 400 đồng/DRC, mủ nước là 440 đồng/TSC.
Tại Công ty Cao su Bà Rịa, giá thu mua mủ nước ở mức 462 đồng/độ TSC/kg (áp dụng cho độ TSC từ 25 đến dưới 30); mủ đông DRC (35 - 44%) ở mức 13.600đ/kg; mủ nguyên liệu dao động từ 16.900 - 18.200 đồng/kg. Công ty Cao su Mang Yang báo giá thu mua mủ nước khoảng 429 – 433 đồng/TSC, còn mủ đông tạp khoảng 382 - 436 đồng/DRC.
Theo Lan Hương (Doanh Nghiệp & Kinh Doanh)
Giá sầu riêng hôm nay lặng sóng, với sầu loại đẹp duy trì trên 140.000 đồng/kg. Trong khi đó, xuất khẩu sầu riêng trong tháng 1 chỉ được 31,22 triệu USD, giảm 73% so với tháng 1/2024. Với mức giảm mạnh nhất trong nhóm 30 loại trái cây xuất khẩu, sầu riêng đã nhường ngôi đầu cho thanh long.
Giá sầu riêng hôm nay (4/3) đi ngang tại các vùng trồng chính được khảo sát theo trang chogia.vn, dao động trên 140.000 đồng/kg đối với loại đẹp và 60.000 - 80.000 đồng/kg đối với loại mua xô.
Trong đó, sầu Thái loại đẹp vẫn có giá tốt nhất, đạt 170.000 - 180.000 đồng/kg.
*(Đơn vị tính: đồng/kg)
|
|||
Tên loại Sầu Riêng | Ngày 4/3/2025 | Ngày 3/3/2025 | Thay đổi |
KHU VỰC MIỀN TÂY NAM BỘ | |||
RI6 Đẹp Lựa | 140.000 – 144.000 | 140.000 – 144.000 | - |
RI6 Xô | 60.000 – 70.000 | 60.000 – 70.000 | - |
Sầu Riêng Thái Đẹp Lựa | 177.000 – 180.000 | 177.000 – 180.000 | - |
Sầu Riêng Thái Mua Xô | 70.000 – 80.000 | 70.000 – 80.000 | - |
KHU VỰC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ | |||
RI6 Đẹp Lựa | 140.000 – 144.000 | 140.000 – 144.000 | - |
RI6 Xô | 60.000 – 70.000 | 60.000 – 70.000 | - |
Sầu Riêng Thái Đẹp Lựa | 178.000 – 180.000 | 178.000 – 180.000 | - |
Sầu Riêng Thái Mua Xô | 65.000 – 78.000 | 65.000 – 78.000 | - |
KHU VỰC TÂY NGUYÊN | |||
RI6 Đẹp Lựa | 140.000 – 144.000 | 140.000 – 144.000 | - |
RI6 Xô | 70.000 – 80.000 | 70.000 – 80.000 | - |
Sầu Riêng Thái Đẹp Lựa | 170.000 – 180.000 | 170.000 – 180.000 | - |
Sầu Riêng Thái Mua Xô | 65.000 – 78.000 | 65.000 – 78.000 | - |
Số liệu: Chogia.vn
Tổng hợp: Tố Tố
vtv.vn dẫn báo cáo từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong tháng 1/2025, xuất khẩu thanh long được 57,73 triệu USD, giảm 9,8% so với tháng 1/2024 nhưng tăng 34,5% so với tháng 12/2024. Trong tháng 1/2025, xuất khẩu thanh long nhiều nhất sang Trung Quốc với 38,1 triệu USD, tiếp theo là Ấn Độ 7,17 triệu USD, thứ 3 là Mỹ 3,38 triệu USD.
Trong khi đó, xuất khẩu sầu riêng trong tháng này chỉ được 31,22 triệu USD, giảm 73% so với tháng 1/2024. Với mức giảm mạnh nhất trong nhóm 30 loại trái cây xuất khẩu, sầu riêng đã nhường ngôi đầu cho thanh long (58 triệu USD).
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xuất khẩu sầu riêng là việc các thị trường nhập khẩu siết chặt quy định kiểm dịch và an toàn thực phẩm. Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất, đã áp dụng chính sách kiểm tra 100% lô hàng sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam.
Đồng thời, từ 10/1, nước này yêu cầu các lô hàng phải có giấy kiểm định chứng minh không chứa chất vàng O, một hợp chất có nguy cơ gây ung thư. Điều này khiến quy trình thông quan kéo dài, làm gia tăng nguy cơ hư hỏng hàng hóa, buộc nhiều doanh nghiệp phải quay đầu đưa hàng về tiêu thụ nội địa.
Cùng với những thay đổi từ thị trường Trung Quốc, thị trường EU cũng tạm thời tăng tần suất kiểm tra tại biên giới với mặt hàng sầu riêng từ 10% lên 20%.
Theo Tố Tố - Doanh Nghiệp & Kinh Doanh