Quán cà phê với menu toàn những món từ sầu riêng ở Singapore
Theo Đài CNA, một quán cà phê tại Singapore đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều thực khách nhờ những món bánh ngọt và thức uống từ quả sầu riêng.
Ms Durian, một quán cà phê nhỏ với menu được bao phủ bởi sầu riêng, từ trà sầu riêng, cà phê sầu riêng đến các loại bánh ngọt nhưng được biến tấu bằng cách thêm sầu riêng và sầu riêng chiên.
Cà phê sầu riêng, món thức uống "độc và lạ" tại Ms Durian - Ảnh: MS DURIAN
Ms Durian được khai trương hồi tháng 2 vừa qua trên nền một trụ sở cảnh sát cũ những năm 1980, cách nhà ga tàu điện ngầm Jalan Besar chỉ ba phút đi bộ.
Tại Ms Durian, thực khách có thể tìm thấy rất nhiều loại bánh ngọt nhưng được biến tấu bằng cách thêm sầu riêng như bánh sầu riêng rượu whisky, bánh pudding sữa dừa sầu riêng, bánh choux au craquelin sầu riêng, bánh mousse phô mai sầu riêng, bánh macaron sầu riêng, bánh tiramisu sầu riêng.
Món bánh macaron vị sầu riêng - Ảnh: MS DURIAN
Trái lại, đối với những thực khách không thích sầu riêng có thể lựa chọn các món mặn, cà phê thông thường hoặc sô cô la nóng.
Chia sẻ về lý do mở quán cà phê với menu toàn sầu riêng, chị Ling Goh (36 tuổi), chủ cửa hàng Ms Durian, cho biết chị vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống trồng sầu riêng nên từ bé chị đã có một tình yêu to lớn đối với loại "trái cây vua" này.
Bánh sầu riêng rượu whisky - Ảnh: MS DURIAN
Cha chị Ling là người sáng lập công ty 717 Trading, một công ty chuyên xuất nhập khẩu sầu riêng có tiếng ở Singapore. Bên cạnh đó, gia đình chị cũng sở hữu một cửa hàng bánh ngọt từ sầu riêng mang tên Durian Mpire By 717 Trading.
“Từ bé tôi đã luôn phụ giúp những việc vặt như nhặt dây thun trên sàn nhà hay bưng dừa cho khách hàng tại cửa hàng bánh sầu riêng của gia đình. Đến những năm trung học tôi đã được đứng bếp làm bánh hoặc thi thoảng là phụ thanh toán”, chị Ling kể lại.
Bánh choux au craquelin với nhân sầu riêng độc đáo - Ảnh: MS DURIAN
Vốn là một nhân viên bất động sản, chị Ling đã tiếp cận một số chuyên gia tư vấn để có thể học cách làm bánh ngọt nhưng việc sử dụng sầu riêng để làm nguyên liệu chính lại khá lạ lẫm với họ.
Sau đó, chị Ling quyết định học hỏi từ người “cố vấn tại gia” là cha của mình về cách đưa sầu riêng vào các món bánh ngọt.
Một set trà chiều với một số loại bánh ngọt với nguyên liệu chính là sầu riêng đi kèm một ấm trà sầu riêng tại Ms Durian - Ảnh: MS DURIAN
Cập nhật giá cao su hôm nay 31/5/2022 ghi nhận tăng mạnh toàn thị trường. Giá cao su kỳ hạn trên hai sàn giao dịch biến động với mức điều chỉnh nhẹ dưới 0,5%.
Giá cao su thế giới
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 31/5/2022, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 9/2022, tăng mạnh lên mức 248,0 JPY/kg, tăng mạnh 1,1 yên, tương đương 0,45%.
Cập nhật giá cao su hôm nay 31/5/2022: Tiếp đà tăng mạnh toàn châu Á
Trong ba tháng đầu năm 2022, Mỹ nhập khẩu 168,8 nghìn tấn cao su tổng hợp (mã HS: 4002), trị giá 434,11 triệu USD, tăng 11,1% về lượng và tăng 43% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Pháp và Mexico là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Mỹ trong ba tháng đầu năm 2022.
Cao su tổng hợp của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ.
Gia Lai: Mủ cao su tăng giá, nông dân và công nhân phấn khởi
Giá một tấn mủ cao su đã trên 40 triệu đồng, điều này giúp thu nhập của các hộ dân trồng cao su tiểu điền và công nhân trong các doanh nghiệp cao su tại tỉnh Gia Lai được cải thiện.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Chủ tịch Công đoàn, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh cho biết, trong khoảng thời gian từ cuối năm 2014 đến đầu 2021, giá mủ cao su giảm, có lúc chỉ còn khoảng 25 triệu đồng/tấn, giá thành thấp hơn chi phí sản xuất, việc đảm bảo lương trên 5 triệu đồng cho công nhân tại doanh nghiệp có lúc gặp khó khăn. Tuy nhiên, từ đầu năm 2022 tới nay, lương trung bình của công nhân tại doanh nghiệp tăng đáng kể nhờ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khởi sắc hơn.
Mủ cao su tăng giá đang góp phần giúp các hộ dân và công nhân cao su tại tỉnh Gia Lai được cải thiện thu nhập và có đời sống ổn định hơn.
Hoài An
Theo: Thương hiệu & Sản phẩm
Trước mắt, đã có Tập đoàn AEON đang có nhu cầu nhập khẩu chuối với khối lượng không giới hạn, miễn là các đối tác Việt Nam có thể đáp ứng, đảm bảo chất lượng", ông Minh nói.
Cũng theo ông Minh, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Bộ Công thương, AEON đặt mục tiêu gia tăng tỷ lệ đưa hàng Việt Nam vào hệ thống siêu thị của tập đoàn này tại Việt Nam và khu vực. Cụ thể năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam qua hệ thống của AEON đạt 500 triệu USD và hướng tới đạt 1 tỉ USD vào năm 2025.
Tại Nhật Bản, chuối nằm trong số trái cây nhiệt đới được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Xuất khẩu chuối Việt Nam vào thị trường này còn ở mức khiêm tốn, có nhiều cơ hội để gia tăng trong những năm tới.
Theo ông Minh, chuối nhập khẩu từ Việt Nam được người tiêu dùng tại Nhật Bản ưa chuộng bởi có chất lượng thơm ngon hơn so với chuối Philippines. Đây là lý do khiến nhiều doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tăng nhập khẩu chuối Việt Nam.
Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản thông tin, năm 2022, chuối Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản chỉ đạt hơn 7 triệu USD, chiếm chưa đầy 1% thị phần nhập khẩu chuối của Nhật Bản. Tuy nhiên, sản phẩm chuối khô của Việt Nam dẫn đầu trong thị phần nhập khẩu vào Nhật Bản khi chiếm gần 60%.
Ông Minh nhìn nhận trên thực tế, các sản phẩm rau quả thâm nhập thành công vào Nhật Bản, để giữ được thị trường lâu dài, bền vững là việc không đơn giản. Nước này có tiêu chuẩn cao đối với chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Rau quả xuất khẩu tươi vào Nhật Bản, trong đó có chuối cần phải đảm bảo sự ổn định về giá bán và sản lượng cung ứng. Theo đó, các DN xuất khẩu Chuối cần thực hiện liên kết đồng bộ từ khâu trồng trọt, xử lý, bảo quản, vận chuyển và xuất khẩu để kiểm soát chặt chẽ chất lượng, các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc...
Theo: Báo Thanh Niên